Chương trình Bảo vệ nhân chứng: Những bí mật chưa bao giờ lên phim

Không thể coi thường cảnh báo nếu nhân chứng không muốn bị trả thù dã man; rất nhiều nhân chứng lợi dụng đặc quyền để tiếp tục phạm tội ngay trong tù... Dù ưu việt đến đâu, chương trình bảo vệ nhân chứng của Mỹ cũng có những mặt trái của nó...

Chương trình bảo vệ nhân chứng là nguồn tạo cảm hứng cho rất nhiều bộ phim và các bộ truyện tranh trinh thám nổi tiếng trên thế giới như Witness Protection (1999), Eraser (1996), Family (2013) hay bộ truyện Conan của Nhật Bản... Tuy nhiên, có nhiều mặt trái của chương trình này đã được tiết lộ, mà trước đó người ta chưa từng thấy nó được đề cập tới ở một câu chuyện hay bộ phim nào.

Kỳ 1: Chương trình Bảo vệ nhân chứng: Thực tế không như phim

7. Tiền chi cho nhân chứng không phải là mãi mãi

WITSEC thường trả tiền cho nhân chứng khi họ đến ở nơi mới, chi tiền mua đồ đạc và 1 khoản “lương” dựa trên chi phí sinh hoạt theo khu vực. Theo ông Shur, số tiền đó phụ thuộc vào kinh tế địa phương và quy mô gia đình. Trung bình, các nhân chứng được nhận khoảng 60.000 USD trước khi họ tìm việc làm và tự thân vận động trong vòng sáu tháng sau khi chương trình kết thúc. Tùy vào độ nguy hiểm của các cuộc truy quét tội phạm có tổ chức, Bộ Tư pháp Mỹ từng chi trả tới 1 triệu USD cho các nhân chứng đã chấp nhận làm chứng trong một khoảng thời gian dài.

8. Tội phạm lợi dụng chương trình để phạm tội nhiều hơn

Ảnh minh họa.

Các nhân viên thực thi pháp luật nhanh chóng làm rõ rằng WITSEC không phải là một chương trình phục hồi nhân phẩm: Khi các nhân chứng từng phạm tội chưa bao giờ kiếm tiền từ một cuộc sống trung thực, không có kỹ năng làm việc, họ có thể tái phạm và phải đối mặt với nhiều hậu quả khó khăn vì sự tái phạm của mình. Ông Shur đã kể lại về nhiều trường hợp các nhân chứng lợi dụng danh tính mới để gây ra nợ nần, sau đó thông báo với chương trình rằng họ bị trả thù và phải sống trong sợ hãi.

Với danh tính mới, ở một nơi mới tại thành phố khác, các nhân chứng hoàn toàn có thể chạy trốn khỏi các chủ nợ thành công, họ còn nhận được chi phí sinh hoạt từ WITSEC. Chương trình này từng tổng kết, đã có 32 nhân chứng gánh đến 7,5 triệu USD tiền nợ không có đảm bảo. Các quan chức chương trình đã buộc phải đe dọa tiết lộ danh tính thực của họ cho các chủ nợ nếu họ không tự giải quyết nợ nần sớm.

9. Nói dối trong hôn nhân mới

Ảnh minh họa.

Kết hôn với tư cách là một nhân chứng được bảo vệ có nghĩa là phải làm một điều mà không một người bình thường nào nên làm: nói dối. Luôn phải nói dối.

Các thành viên của WITSEC được yêu cầu không tiết lộ danh tính cũ khi nhân chứng kết hôn kể cả trong trường hợp mối quan hệ đó trở nên chua chát và bí mật bị tiết lộ ra ngoài. Khi cai ngục khét tiếng tiếng Henry Hill tham gia chương trình bảo vệ nhân chứng, ông kết hôn với Sherry Anders năm 1981. Anders đã không biết gì về Hill khi ông được gọi với cái tên “Martin Lewis”. Dưới cái tên cũ, Hill là một người đã kết hôn và tiếp tục kết hôn với người khác khi có danh tính mới. Cặp đôi nhanh chóng chia tay sau đó.

10. Các bang cũng có chương trình bảo vệ nhân chứng riêng

WITSEC là một chương trình liên bang tập trung vào các vụ điều tra án lớn chống lại các tập đoàn tội phạm hình sự có khả năng gây nguy hại đến mạng sống của nhân chứng. Nhưng đối với nhiều nhân chứng đã chứng kiến vụ giết người của các băng đảng hoặc các tội phạm đường phố khác, chính phủ sẽ không can thiệp. Thay vào đó, một số vùng có các chương trình bảo vệ nhân chứng sau xét xử khác. Tại Detroit, dự án Safeguard cung cấp chỗ ở và thức ăn thông qua nguồn tài chính tư nhân; Baltimore cũng xem xét một chương trình tương tự với hy vọng Quốc hội Mỹ sẽ thông qua chi phí lập pháp cho các nỗ lực bảo vệ nhân chứng ở quy mô nhỏ hơn.

11. Nhân chứng phải đi tù cũng được hưởng quyền lợi

WITSEC có thể giúp một số nhân chứng không phải vào tù, tuy nhiên, hầu hết trong số họ vẫn phải thụ án.

Để khuyến khích những cá nhân như thế, WITSEC thường sắp xếp cho họ thụ hưởng các đặc quyền vượt xa chuẩn mực cho một tù nhân. Năm 1996, tờ Pittsburgh Post-Gazette cho biết, các nhân chứng được bảo vệ trong quá trình giam giữ được hưởng tôm hùm sống và thịt lợn nướng qua một hệ thống đặt hàng ẩn danh tại một cửa hàng ủy thác; Họ cũng được cho phép gọi điện thoại không giới hạn. Một số tù nhân đã sử dụng các phương tiện đặc quyền này để thiết lập các hoạt động phạm tội hoặc lừa đảo tín dụng từ bên ngoài.

12. Nhân chứng coi thường chương trình có thể phải trả giá

Ảnh minh họa.

Chương trình bảo vệ nhân chứng của Mỹ hoàn toàn có thể tự tin khi nói rằng chưa có bất kỳ ai bị thương hay bị giết khi đang được bảo vệ theo WITSEC.

Tuy nhiên, một số người đã rời khỏi chương trình theo ý riêng của họ hoặc đã phá vỡ các quy tắc không được trở về những nơi có nguy cơ cao. Ông Shur nhớ lại trường hợp của Daniel LaPolla, một nhân chứng đã quyết định bỏ qua cảnh báo của chương trình và trở về nhà để dự tang lễ người thân. Ngôi nhà của ông đã bị thổi tung từng mảnh ngay sau khi ông xoay tay nắm cửa. "Nó bị thổi tung ngay trước mặt anh ta", ông Shur nói.

Minh Anh (tổng hợp)

Nguồn Infonet: http://infonet.vn/chuong-trinh-bao-ve-nhan-chung-nhung-bi-mat-khong-len-phim-post235234.info