Chương trình truyền hình thực tế: Giải trí cũng cần có văn hóa!

Trong khi những người mẫu có tâm tìm cách giảm định kiến 'chân dài não ngắn', các thí sinh tham gia truyền hình thực tế lại đạp đổ công sức của đàn anh, đàn chị, bằng những ứng xử 'chợ búa'.

Sau khoảng thời gian dài nở rộ, chương trình truyền hình thực tế đã đến lúc bão hòa. Các nhà sản xuất tìm cách câu kéo khán giả với chương trình của mình. Do đó, họ chọn tình tiết drama, tức sự căng thẳng, buồn bã, cao trào… làm điểm nhấn thu hút. Các tình tiết này có thể được lên kịch bản trước nhưng cũng có thể là sự ghi nhận cảm xúc, hành động thực của những người tham gia thử thách.

Những cuộc khẩu chiến đã trở thành "món ăn quen thuộc" trong các gameshow.

Tại chương trình này, ở tập trước, hình ảnh Thùy Dương mím môi khi bắt Chà Mi bóp chân cũng gây tranh cãi. Hình ảnh xuất phát từ nhóm Thùy Dương chiến thắng trong phần thử thách và trở thành thủ lĩnh nhà chung. Cảnh bắt thí sinh khác bóp chân cho mình khiến khán giả vô cùng bức xúc. Chắc chắn, hành động này không phải là cách ứng xử văn hóa của những đồng nghiệp với nhau.

Từ trước đến nay, dư luận vẫn định kiến với làng mẫu “chân dài não ngắn”. Khi những người mẫu có tâm, cố gắng cải thiện hình ảnh của nghề thì có không ít người hoạt động lâu trên sàn diễn chữ T, trong đó có các thí sinh ở Vietnam’s Next Top Model 2017, đạp đổ, gây thị phi hơn.

Tình tiết drama tạo chiêu trò là món ăn không thể thiếu của truyền hình thực tế. Tuy nhiên, tất cả mọi thứ phải có điểm dừng. Khi các cuộc tranh luận trở thành đánh - cãi - chửi nhau thì đó là vô văn hóa. Chiêu trò là một con dao 2 lưỡi, nếu thực hiện tốt thì sẽ thu hút khán giả nhưng ngược lại, lỏng lẻo trong khâu kiểm soát nội dung sẽ tạo ra sự phản cảm và cần bị lên án. Chương trình truyền hình thực tế là giải trí nhưng giải trí cũng cần có văn hóa...

Huy Cường - Nhâm Thân

Nguồn Người Đưa Tin: http://www.nguoiduatin.vn/chuong-trinh-truyen-hinh-thuc-te-giai-tri-cung-can-co-van-hoa-a332695.html