Chuyến công du hướng Đông

Chuyến công du châu Á tới Trung Quốc và Việt Nam của Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi (từ ngày 3 đến 7-9) đã đánh dấu giai đoạn phát triển mới trong quan hệ hợp tác giữa Ai Cập với các nền kinh tế trong khu vực, thể hiện rõ rệt chính sách đối ngoại hướng Đông mà Cairo đang theo đuổi.

Đây là chuyến công du tới châu Á lần thứ tư của Tổng thống Abdel Fattah el-Sisi kể từ khi lên nhậm chức tháng 6-2014. Nhà lãnh đạo Ai Cập đến Trung Quốc với tư cách là khách mời của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham gia Hội nghị cấp cao lần thứ 9 Nhóm các nền kinh tế lớn mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS), tổ chức tại thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến. Ông El-Sisi đã tham dự nhiều cuộc hội đàm nhằm tăng cường quan hệ song phương và đa phương với các thành viên BRICS, gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi.

Điểm nhấn trong thời gian tham dự Hội nghị BRICS của ông El-Sisi là bài phát biểu của ông trước các doanh nghiệp quốc tế tại Diễn đàn Doanh nghiệp BRICS. Tại đây, ông đã có cơ hội giới thiệu về chương trình cải cách kinh tế và kêu gọi đầu tư nước ngoài vào Ai Cập. Trong thời gian qua, Ai Cập đã triển khai cải cách kinh tế và luật đầu tư sửa đổi, nhận được nhiều đánh giá tích cực. Theo số liệu công bố tại Hội nghị LHQ về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) tháng 2 vừa qua, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục đổ mạnh vào Ai Cập, giúp nước này giữ vị trí dẫn đầu khu vực Bắc Phi về thu hút FDI.

Ai Cập đang nỗ lực kêu gọi vốn vào hàng loạt dự án quốc gia trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, năng lượng, du lịch, nông nghiệp và xây dựng các thành phố mới. Trong bối cảnh đó, làm việc với doanh nghiệp nước ngoài và đại diện các nền kinh tế thành viên BRICS tại hội nghị cấp cao lần thứ chín của BRICS mang lại nhiều cơ hội thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư.

Bên lề hội nghị BRICS, ông El-Sisi đã hội đàm với người đồng cấp Nga V.Putin liên quan sự phối hợp hai nước trong các vấn đề khu vực và quốc tế, đặc biệt là khả năng nối lại các chuyến bay thẳng giữa Nga và Ai Cập sau khi bị đình chỉ từ cuối năm 2015 vì lý do an ninh, sau vụ tai nạn máy bay chở khách Nga ở bán đảo Sinai khiến 224 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng. Việc nối lại hoạt động vận tải hành khách giữa hai nước hứa hẹn làm tăng vọt lượng khách du lịch Nga tới Ai Cập, phục hồi ngành lữ hành, vốn là một trong những mũi nhọn của nền kinh tế nước này.

Hàng loạt chuyến thăm, trong đó có ba lần tới Trung Quốc và hai lần tới Ấn Độ chỉ trong ba năm tại nhiệm, cho thấy người đứng đầu Chính phủ Ai Cập dành sự quan tâm đặc biệt tới chính sách ngoại giao hướng đến các nền kinh tế mới nổi ở châu Á. Tổng cộng, ông El-Sisi đã công du tới tám quốc gia châu Á, gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Indonesia, Kazakhstan và Việt Nam.

Trong đó, chuyến thăm của Tổng thống El-Sisi là chuyến thăm đầu tiên của một Tổng thống Ai Cập tới Việt Nam kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1963, được xem là mở ra trang mới trong quan hệ giữa hai quốc gia. Giới quan sát đánh giá cao chuyến đi, cho thấy Ai Cập coi Việt Nam là một trong những ưu tiên trong chính sách ngoại giao hướng Đông của mình. Dù có nhiều triển vọng, tuy nhiên, hợp tác song phương trong nhiều lĩnh vực chưa tương xứng với tiềm năng của mỗi bên. Vì vậy, chuyến thăm của Tổng thống El-Sisi tới Việt Nam sẽ mở ra cơ hội tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia.

Trước đây, chính quyền Cairo thường tập trung thúc đẩy quan hệ với các nước láng giềng và trong khu vực Trung Đông - Bắc Phi. Tuy nhiên, trong những năm qua, nền kinh tế Ai Cập đã trải qua giai đoạn suy thoái do bất ổn chính trị và an ninh. Bởi vậy, việc thực hiện chính sách ngoại giao theo hướng phát triển toàn diện, đa phương hóa, đa dạng hóa, bao gồm ưu tiên hợp tác với các nền kinh tế châu Á, là hướng đi mới giúp phục hồi nền kinh tế Ai Cập.

Đây là chuyến công du tới châu Á lần thứ tư của Tổng thống Abdel Fattah el-Sisi kể từ khi lên nhậm chức tháng 6-2014. Nhà lãnh đạo Ai Cập đến Trung Quốc với tư cách là khách mời của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham gia Hội nghị cấp cao lần thứ 9 Nhóm các nền kinh tế lớn mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS), tổ chức tại thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến. Ông El-Sisi đã tham dự nhiều cuộc hội đàm nhằm tăng cường quan hệ song phương và đa phương với các thành viên BRICS, gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi.

Điểm nhấn trong thời gian tham dự Hội nghị BRICS của ông El-Sisi là bài phát biểu của ông trước các doanh nghiệp quốc tế tại Diễn đàn Doanh nghiệp BRICS. Tại đây, ông đã có cơ hội giới thiệu về chương trình cải cách kinh tế và kêu gọi đầu tư nước ngoài vào Ai Cập. Trong thời gian qua, Ai Cập đã triển khai cải cách kinh tế và luật đầu tư sửa đổi, nhận được nhiều đánh giá tích cực. Theo số liệu công bố tại Hội nghị LHQ về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) tháng 2 vừa qua, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục đổ mạnh vào Ai Cập, giúp nước này giữ vị trí dẫn đầu khu vực Bắc Phi về thu hút FDI.

Ai Cập đang nỗ lực kêu gọi vốn vào hàng loạt dự án quốc gia trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, năng lượng, du lịch, nông nghiệp và xây dựng các thành phố mới. Trong bối cảnh đó, làm việc với doanh nghiệp nước ngoài và đại diện các nền kinh tế thành viên BRICS tại hội nghị cấp cao lần thứ chín của BRICS mang lại nhiều cơ hội thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư.

Bên lề hội nghị BRICS, ông El-Sisi đã hội đàm với người đồng cấp Nga V.Putin liên quan sự phối hợp hai nước trong các vấn đề khu vực và quốc tế, đặc biệt là khả năng nối lại các chuyến bay thẳng giữa Nga và Ai Cập sau khi bị đình chỉ từ cuối năm 2015 vì lý do an ninh, sau vụ tai nạn máy bay chở khách Nga ở bán đảo Sinai khiến 224 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng. Việc nối lại hoạt động vận tải hành khách giữa hai nước hứa hẹn làm tăng vọt lượng khách du lịch Nga tới Ai Cập, phục hồi ngành lữ hành, vốn là một trong những mũi nhọn của nền kinh tế nước này.

Hàng loạt chuyến thăm, trong đó có ba lần tới Trung Quốc và hai lần tới Ấn Độ chỉ trong ba năm tại nhiệm, cho thấy người đứng đầu Chính phủ Ai Cập dành sự quan tâm đặc biệt tới chính sách ngoại giao hướng đến các nền kinh tế mới nổi ở châu Á. Tổng cộng, ông El-Sisi đã công du tới tám quốc gia châu Á, gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Indonesia, Kazakhstan và Việt Nam.

Trong đó, chuyến thăm của Tổng thống El-Sisi là chuyến thăm đầu tiên của một Tổng thống Ai Cập tới Việt Nam kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1963, được xem là mở ra trang mới trong quan hệ giữa hai quốc gia. Giới quan sát đánh giá cao chuyến đi, cho thấy Ai Cập coi Việt Nam là một trong những ưu tiên trong chính sách ngoại giao hướng Đông của mình. Dù có nhiều triển vọng, tuy nhiên, hợp tác song phương trong nhiều lĩnh vực chưa tương xứng với tiềm năng của mỗi bên. Vì vậy, chuyến thăm của Tổng thống El-Sisi tới Việt Nam sẽ mở ra cơ hội tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia.

Trước đây, chính quyền Cairo thường tập trung thúc đẩy quan hệ với các nước láng giềng và trong khu vực Trung Đông - Bắc Phi. Tuy nhiên, trong những năm qua, nền kinh tế Ai Cập đã trải qua giai đoạn suy thoái do bất ổn chính trị và an ninh. Bởi vậy, việc thực hiện chính sách ngoại giao theo hướng phát triển toàn diện, đa phương hóa, đa dạng hóa, bao gồm ưu tiên hợp tác với các nền kinh tế châu Á, là hướng đi mới giúp phục hồi nền kinh tế Ai Cập.

Nguồn Nhân Dân: http://nhandan.com.vn/baothoinay/baothoinay-quocte/baothoinay-quocte-tieudiem/item/34016302-chuyen-cong-du-huong-dong.html