Chuyển động trong lựa chọn môn thi, ôn tập thi THPT quốc gia 2017

GD&TĐ - Mặc dù ngày 1/4 học sinh lớp 12 mới bắt đầu đăng k ý dự thi THPT quốc gia, nhưng việc nắm bắt nguyện vọng đăng ký đã được các trường làm từ sớm để có thể xếp lớp học, ôn tập hiệu quả.

Xu hướng chọn KHXH tăng, không nhiều thí sinh thi cả hai bài tổ hợp

Thầy Hà Đình Sơn - Hiệu trưởng Trường THPT Yên Dũng số 3 (Bắc Giang) – cho biết: Năm 2017, trường có 381 học sinh dự thi THPT quốc gia.

Phần lớn số này chọn tổ hợp bài thi khoa học xã hội; chỉ khoảng 173 trên tổng số 381 học sinh chọn tổ hợp khoa học tự nhiên. Hầu như không có học sinh chọn cả hai tổ hợp.

Tại Trường THPT Tháp Mười (Đồng Tháp), số học sinh chọn thi cả hai tổ hợp cũng không nhiều. Thông tin từ thầy hiệu trưởng Nguyễn Văn Định, tính đến thời điểm 1/3/2017, Trường có 461 học sinh lớp 12 chuẩn bị dự thi THPT quốc gia.

Theo kết quả khảo sát học sinh chọn tổ hợp môn thi để xét tốt nghiệp THPT vừa tổ chức ngày 7/3, trường có 326/461 học sinh chọn tổ hợp khoa học tự nhiên (chiếm 70,71%); chọn tổ hợp Khoa học xã hội có 115 học sinh ( 24,94%). Chí có 20 học sinh chọn cả 2 tổ hợp (chiếm 4,33%).

Còn theo cô Nguyễn Thị Quốc Hòa - Hiệu trưởng Trường THPT Chu Văn An (Thái Nguyên) - so với năm học 2015-2016, do có sự thay đổi về môn thi (chuyển từ các môn riêng thành tổ hợp môn) nên số học sinh dự kiến đăng k thi các môn khoa học xã hội tăng hơn nhưng không nhiều (28,9%). Tại trường, số học sinh đăng k thi khoa học tự nhiên vẫn chiếm đa số (71,1%).

Chọn bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên, Lưu Quang Huy - Học sinh Trường THPT Việt Yên I (Bắc Giang) - cho rằng, thí sinh chỉ nên tập trung, chú tâm vào một bài thi sẽ đạt kết quả cao hơn.

“Dù quy định cho phép học sinh được chọn thi cả hai bài thi tự chọn là khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, lấy điểm bài thi cao hơn để xét tốt nghiệp, tuy nhiên việc chọn cả hai bài thi, việc học sẽ dàn trải, không hiệu quả” - Huy bày tỏ.

Cùng quan điểm, Thân Thị Ngọc - Học sinh Trường THPT Yên Dũng 1 (Bắc Giang) – cũng chỉ chọn bài thi tổ hợp khoa học xã hội và cho biết sẽ tập trung học tốt các môn này để lấy điểm xét tuyển ĐH.

“Ở trường có nhiều bạn có cùng lựa chọn như em. Có lẽ hình thức trắc nghiệm khiến thí sinh cảm giác đỡ lo lắng hơn làm bài thi các môn xã hội. Bản thân em cũng thấy thi trắc nghiệm nhẹ nhàng hơn tự luận. Dù hình thức thi mới nhưng ở lớp chúng em đã được thầy cô rèn luyện rất kỹ dạng bài này” - Thân Thị Ngọc chia sẻ.

HS Trường THPT Chu Văn An (Thái Nguyên) trong giờ ôn tập

Không học, ôn tập dồn ép khiến học sinh căng thẳng trước thi

Một trong những lý do các trường tiến hành khảo sát nguyện vọng đăng k ý của học sinh sớm là để tổ chức học tập và ôn thi hiệu quả.

Mặc dù trường nào cũng đặt quyết tâm cao trong hiệu quả ôn tập, từ đó nâng chất lượng kết quả thi THPT quốc gia, nhưng lịch học luôn được các trường lưu ý bố trí hợp l ý nhất, tránh việc ôn tập dồn ép, tạo tâm l ý căng thẳng cho học sinh.

Theo cô Nguyễn Thị Quốc Hòa, tại Trường THPT Chu Văn An, để việc ôn tập hiệu quả, ban giám hiệu nhà trường đã rất chú trọng tới các tiêu chí như số lượng buổi ôn tập (ôn vào các buổi chiều), lựa chọn giáo viên ôn luyện, phân bổ số tiết, buổi ôn cho từng môn học một cách hợp lí để học sinh vừa nắm được những kiến thức cơ bản của môn học, chương trình học, vừa đảm bảo 2 mục tiêu cần thiết là tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH. Thời gian ôn tập từ 15/9/2016 đến 31/5/2017.

Với tổng số 70 buổi, việc ôn tập kiến thức các bộ môn được chú trọng và thực hiện ôn tập ở tất cả các bộ môn, vừa đảm bảo mục tiêu giáo dục, vừa đảm bảo cho việc chuẩn bị kiến thức cho thi và xét tốt nghiệp.

“Các môn có ít buổi ôn tập như Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, giáo dục công dân sẽ tập trung ôn trọng điểm vào các thời điểm trước mỗi bài kiểm tra 1 tiết và kiểm tra học kỳ để đạt kết quả cao nhất và hiệu quả nhất. Ba môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh công tác ôn tập sẽ được trải đều trong năm học.

Trường sắp xếp thời khóa biểu:2 buổi/ tuần (1 buổi bằng 3 tiết) để đảm bảo học sinh có thời gian ôn tập, không bị dồn ép và tâm lí căng thẳng trong việc ôn tập. Thời khóa biểu được sắp xếp theo từng tuần để đảm bảo sự linh hoạt và kế hoạch ôn tập” – cô Hòa chia sẻ.

Cũng theo cô Nguyễn Thị Quốc Hòa, căn cứ định hướng thi THPT quốc Gia năm 2017, ngay từ đầu năm, Ban giám hiệu nhà trường đã phổ biến những điểm mới về kỳ thi cho toàn thể cán bộ, giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh.

Đồng thời, tập huấn nội bộ cho giáo viên các môn lần đầu tổ chức thi trắc nghiệm khách quan trong kỳ thi THPT quốc gia, lấy chính các giáo viên cốt cán các bộ môn trước đây đã từng thi trắc nghiệm khách quan như Vật lý, Hóa học, Sinh học để làm giảng viên.

“Chúng tôi có thuận lợi là nhà trường đã từng định hướng, tập huấn cho giáo viên ra đề trắc nghiệm khách quan từ năm học 2007-2008. Giáo viên nhà trường được chọn làm giáo viên cốt cán của Sở GD&ĐT hầu hết các môn trong các kỳ tập huấn trước đây nên dễ dàng tiếp cận.

Mặt khác, nhà trường thường xuyên tổ chức thi thử các kỳ thi ĐH, THPT quốc gia các năm trước nên năng lực ra đề, giải đề của giáo viên tương đối tốt” – Cô Hòa cho biết thêm.

Tương tự, Trường THPT Tháp Mười (Đồng Tháp) cũng chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến đầy đủ các nội dung của qui chế thi THPT quốc gia năm 2017; hướng dẫn học sinh sớm hoàn thiện các hồ sơ theo qui định của kỳ thi.

Ngoài các kỳ thi chung do Sở GD&ĐT tổ chức, trường còn tổ chức nhiều hình thức kiểm tra, thi diễn tập để hóc inh cọ xát. Thường xuyên phân tích kết quả học tập của học sinh để có những điều chỉnh cần thiết. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với gia đình để quản lý tốt việc học tại nhà của học sinh.

Cũng lưu ý đến hiệu quả ôn tập nhưng không gây quá tải cho học sinh, Trường THPT Yên Dũng số 3 (Bắc Giang) tổ chức ôn thi độc lập theo từng môn, chia nhỏ ca ôn thành các tiết, mỗi môn 2 tiết, để đảm bảo học sinh được ôn thi tất cả các môn mình chọn. Việc ôn tập sẽ kéo dài đến gần sát ngày thi.

Theo thầy hiệu trưởng Hà Đình Sơn, việc tổ chức cho học sinh làm quen với hình thức thi trắc nghiệm được nhà trường thực hiện từ sớm. Trường cũng đã tổ chức cho học sinh thi thử lần 1 trước Tết; lần thi thử tiếp theo sẽ được tổ chức vào 11/3 tới.

Tích cực trong hoạt động tư vấn hướng nghiệp

Cô Nguyễn Thị Quốc Hòa – Hiệu trưởng Trường THPT Chu Văn An (Thái Nguyên): Hiện tại, chúng tôi đã hoàn tất việc tổ chức làm chứng minh thư cho học sinh; đồng thời đã tập huấn cho giáo viên phụ trách công tác hướng nghiệp, hướng dẫn hồ sơ của thí sinh kịp thời.

Nhà trường đồng thời tích cực hợp tác với các trường ĐH, CĐ, các trung tâm tư vấn du học để lựa chọn, định hướng cho học sinh về công tác chọn trường, chọn ngành học. Hiện chúng tôi đang tích cực chuẩn bị cho thi thử THPT quốc gia lần 2 và tư vấn hướng nghiệp, làm hồ sơ vào cuối tháng 3.

Thầy Nguyễn Văn Định – Hiệu trưởng Trường THPT Tháp Mười (Đồng Tháp): Sau khảo sát thí sinh lựa chọn môn, bài thi, trường đã tạo điều kiện cho các trường ĐH, CĐ đến tư vấn tuyển sinh cho học sinh và tổ chức nhiều đợt tham quan hướng nghiệp thực tế tại các trường ĐH, CĐ, cụ thể:

Tổ chức cho 124 học sinh tham quan hướng nghiệp tại Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh vào ngày 8/1/2017. Ngày 5/3/2017, tổ chức cho 219 học sinh tham quan hướng nghiệp tại các trường: ĐH Cần Thơ, ĐH Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long, ĐH Xây dựng Miền Tây và CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ. Trường cũng đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm Đồng Tháp đến tư vấn trực tiếp cho 37 học sinh có nhu cầu đi xuất khẩu lao động.

Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/giao-duc/chuyen-dong-trong-lua-chon-mon-thi-on-tap-thi-thpt-quoc-gia-2017-3012542-v.html