Chuyên gia chia sẻ 5 bước đơn giản xử lý trẻ nói dối

Nói dối là một hiện tượng thường xuất hiện ở trẻ nhỏ. Nếu cha mẹ không có phương pháp chỉ bảo ngay từ ban đầu, thói quen đó sẽ khiến trẻ suy nghĩ lệch lạc và gây ảnh hưởng xấu tới việc phát triển nhân cách trong tương lai. Dưới đây là 5 bước giúp cha mẹ giải quyết vấn đề này.

1. Một số biểu hiện khi trẻ nói dối

- Không nhìn thẳng

- Lặp đi lặp lại câu hỏi

- Gãi đầu gãi tai

- Sự mâu thuẫn

- Phản ứng phòng thủ

- Điệu bộ, cử chỉ kỳ quặc

- Chớp mắt liên tục

- Bồn chồn, sốt ruột

- Kể dài dòng, lan man

- Nói ấp úng

Trẻ em nói dối là một hiện tượng tâm lý thường thấy và cha mẹ cần chú ý những biểu hiện của bé để kịp thời điều chỉnh lại hành vi cho phù hợp.

2. Cách bước ứng xử của cha mẹ khi phát hiện ra trẻ nói dối

Bước 1: Cha mẹ không lo lắng khi thấy trẻ nói dối

Trên thực tế, đa số trẻ em đều nói dối. Theo nghiên cứu của Weissbourd thì có 95% trẻ em nói dối cha mẹ tại một số thời điểm, đồng thời trong nghiên cứu của Kang Lee, một giáo sư tâm lý học tại Đại học Toronto, Mỹ cho thấy nói dối là một cột mốc quan trọng cho thấy bé đã bắt đầu suy nghĩ, nhìn nhận sự việc và tưởng tượng vấn để. "Do đó, cha mẹ không có gì phải quá lo lắng về việc này", Weissbourd chia sẻ.

Bước 2: Cần lắng nghe và tìm hiểu rõ nguyên do

"Trước khi quyết định "trừng phạt" trẻ vì tội nói dối thì cha mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân và lắng nghe lý do tại sao trẻ lại nói dối", Lisa J. Redoble, trợ lý cho các giáo sư tại trường Cao đẳng Kinh tế thuộc trường đại học Philippines ở Diliman nói. Thông thường, nói dối xuất phát từ những lý do cơ bản như: sợ bị la mắng, muốn làm vui lòng cha mẹ, muốn được chú ý, học theo người khác ...

Khi tìm ra nguyên nhân, cha mẹ cần bình tĩnh phân tích để trẻ nhận ra vấn để, hiểu được việc mình làm là xấu và tự thay đổi để có cách suy nghĩ, nhìn nhận đúng.

Bước 3: Khuyến khích sự thành thật ở trẻ

"Cha mẹ hãy nói chuyện với trẻ về tính trung thực và lý do tại sao trung thực là một tính cách có giá trị quan trọng", Weissbourd nói. Thay vì những bài học có tính triết lý thì cha mẹ nên cho trẻ nghe những câu chuyện, xem những bộ phim hoạt hình đề cao tính thành thật và có sự trừng phạt đối với người nói dối để trẻ có thể ghi nhớ sâu sắc hơn. Như vậy trẻ sẽ dần dần nhận thức được giá trị và tầm quan trọng của sự trung thực.

Bước 4: Khen ngợi khi trẻ biết nhận lỗi

"Đôi khi thú nhận một sự thật cần rất nhiều can đảm, và cha mẹ cần làm gì đó để tôn vinh lòng dũng cảm đó của trẻ", theo Weissbourd. Chuyên gia cũng cho biết, việc trừng phạt nghiêm khắc đôi khi là "con dao hai lưỡi" vừa khiến trẻ không nhận ra sai lầm của mình vừa làm trẻ trở nên bướng bỉnh và nổi loạn hơn. Thay vì la mắng, đánh đập hay buộc tội thì cha mẹ nên tha thứ, bình tĩnh uốn nắn và biến việc nói dối thành cơ hội cho trẻ học tập.

Bước 5: Cha mẹ cần noi gương cho trẻ

"Trẻ em học mọi thứ bằng cách quan sát những hành động của cha mẹ và của những người lớn khác mà trẻ tôn trọng. Vì vậy, cha mẹ hãy chú ý đến việc làm gương cho trẻ bằng cách luôn trung thực và thành thật trong mọi chuyện diễn ra hàng ngày", Weissbourd chia sẻ. Trước khi muốn trẻ trở thành người thành thực thì cha mẹ nên là tấm gương cho sự đáng tin.

Đa số trẻ con thường cũng nói dối ít nhất một lần, những cách trên sẽ giúp các bậc phu huynh có thêm kỹ năng, kinh nghiệm để ứng xử hợp lý và dạy bảo các khi trẻ chẳng may nói dối.

Hồng Anh (T/h)

Nguồn SKCĐ: http://suckhoe.com.vn/me-va-be/chuyen-gia-chia-se-5-buoc-xu-ly-don-gian-khi-tre-noi-doi-22-72239-article.html