Chuyển mạng sẽ được giữ số

Người sử dụng điện thoại di động (ĐTDĐ) sẽ có quyền được giữ số thuê bao của mình và sử dụng bất kỳ mạng di động nào mà họ muốn.

Đây là nội dung của một chính sách mới về quản lý thuê bao di động đang được Bộ Thông tin - Truyền thông (TT-TT) xem xét áp dụng trong thời gian tới. Thứ trưởng Lê Nam Thắng - Ảnh: T.Sơn Theo Thứ trưởng Bộ TT-TT Lê Nam Thắng, kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy chỉ khi thị trường di động phát triển đến một ngưỡng nhất định, mới có thể áp dụng chính sách giữ số, chuyển mạng (Mobile Number Portability - MNP). Hiện tại một số DN đã đứng vững trên thị trường, mật độ thuê bao di động đã đạt được mức nhất định, nên để tạo điều kiện cho người sử dụng và DN mới, việc áp dụng chính sách MNP đang được Bộ TT-TT xem xét. Theo kinh nghiệm các nước, chính sách MNP được áp dụng khi mật độ thuê bao di động lớn hơn 60% dân số. Hiện nay Bộ TT-TT vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu, xem xét, đánh giá tác động của thị trường, khả năng đáp ứng của DN, các giải pháp cụ thể do vấn đề phức tạp có liên quan đến các giải pháp kỹ thuật và đòi hỏi đầu tư thêm của các DN. * MNP sẽ có tác động như thế nào tới các DN viễn thông, người sử dụng dịch vụ viễn thông của VN thưa ông? - Ông Lê Nam Thắng: Khi được áp dụng, đây sẽ là một biện pháp thúc đẩy cạnh tranh rất mạnh và toàn diện. Những lợi ích mà chính sách này mang lại có thể tóm tắt như sau: Ông Hoàng Sơn, Giám đốc Viettel Telecom khẳng định MNP là xu hướng chung đã được nhiều nước trên thế giới thực hiện. Tuy nhiên theo ông Sơn để áp dụng vấn đề này tại VN không hoàn toàn đơn giản mà liên quan đến một loạt vấn đề về kỹ thuật và quản lý và đòi hỏi một lộ trình có thể kéo dài vài năm. Một chuyên gia làm việc cho một hãng viễn thông quốc tế nhận định: “Trong khi ở các nước khác có tới 70-80% là thuê bao trả sau thì VN số thuê bao trả trước chiếm tới gần 90% trên tổng số 120 triệu thuê bao, trong đó có tới gần 50% là thuê bao ảo. Mặc dù chính sách MNP có thể gây ra những khó khăn ban đầu cho DN nhưng về lâu dài nó sẽ khuyến khích thuê bao trả sau và giảm thiểu lượng thuê bao ảo”. Thứ nhất, về phía người sử dụng, quyền lợi của họ sẽ được bảo đảm hơn vì lúc đó họ có thể đổi nhà cung cấp dịch vụ mà vẫn giữ nguyên số thuê bao. Thứ hai, chính sách này sẽ có tác động tích cực trong việc thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh trên thị trường. Các mạng di động sẽ phải tăng cường chất lượng dịch vụ với mức giá hợp lý. Trước đây khách hàng không muốn chuyển mạng vì họ ngại mất số thuê bao, đặc biệt là những khách hàng dùng di động thực sự và thường xuyên. Khi áp dụng chính sách này mạng di động nào có giá cước tốt, chất lượng tốt sẽ tồn tại và phát triển. Thứ ba, việc sử dụng tài nguyên kho số sẽ hiệu quả hơn. Lúc đó sẽ chẳng còn đầu số nào là của riêng DN nào, mà tất cả các đầu số sẽ được dùng chung giữa các DN. Hiện tại các DN xin thật nhiều số để khuyến mãi, nhưng khi áp dụng chính sách này các DN sẽ phải cân nhắc hơn. Mỗi năm DN phải nộp hàng chục tỉ đồng cho kho số, nếu không tiết kiệm và đảm bảo chất lượng tốt, có giá cước hợp lý thì họ sẽ trở thành người trả phí “hộ” cho DN khác. Với chính sách này DN phải cạnh tranh bằng cả chất lượng và giá cước. * Xin ông cho biết thời điểm chính sách này sẽ được áp dụng? - Hiện tại Bộ TT-TT vẫn đang nghiên cứu và dự tính sẽ hoàn tất trong năm nay. Tuy nhiên để áp dụng trên thực tế có thể sẽ phải sang 2011 hoặc 2012. Việc này đòi hỏi sự đầu tư thêm trang thiết bị, cũng như nghiên cứu thị trường của các DN, nên theo kinh nghiệm của các nước, phải thông báo và dành thời gian để các DN chuẩn bị từ 1-2 năm. Trường Sơn

Nguồn Thanh Niên: http://www.thanhnien.com.vn/news/pages/201010/20100301001342.aspx