Closemarket 01/03: Hai sàn tăng điểm mạnh cùng lực đẩy thanh khoản

VN-Index tăng 1,23% với thanh khoản khớp lệnh tăng 4% về khối lượng. Sàn Hà Nội tăng mạnh tới 40% về khối lượng và 2,4% về điểm chỉ số. Khối ngoại giảm giao dịch mua vào trong phiên sáng nay.

Vn-Index diễn biến tăng 1,23% (6,1 điểm) lên mức 503,01 điểm. Thanh khoản của thị trường đạt 35,08 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 1.260 tỷ đồng, trong đó 32,4 triệu cổ phiếu giao dịch khớp lệnh. HNX-Index cũng tăng 2,36% (3,84 điểm), đóng cửa ở 166,27 điểm. Thanh khoản của thị trường đạt khối lượng 19,49 triệu cổ phiếu, ứng với giá trị 629 tỷ đồng. Diễn biến thị trường. Sức mua lớn trong phiên mở cửa đầu tuần đã khiến VN-Index tăng vọt và cán đích tại 503,01 điểm. Diễn biến giao dịch trong từng khoảng 15 phút được tổng hơp trong bảng sau: Diễn biến thời gian Chỉ số VN-Index Tổng KL khớp lệnh (triệu CP) KL giao dịch ở mỗi khoảng 15' 9h 00 502,57 2,5 9h 15 504,4 7,13 4,63 9h 30 504,09 13,18 6,05 9h 45 503,07 17,93 4,75 10h 00 503.00 22,74 4,81 10h 15 503,27 27,82 5,08 10h 30 503,01 32,37 4,55 Tổng thanh khoản giảm là do lượng giao dịch thỏa thuận phiên này giảm còn 2,7 triệu cổ phiếu (chỉ bằng 1/3 thanh khoản thỏa thuận ngày 26/2). Tổng khối lượng khớp lệnh vẫn đạt 32,4 triệu cổ phiếu, tăng 4% so với thanh khoản khớp lệnh của phiên 26/2. Số mã tăng kịch trần là 21 trên tổng số 131 mã tăng giá. Về phía giảm, TRI là mã giảm kịch sàn duy nhất trong số 32 mã giảm. Có 5 ngàn cổ phiếu TRI được giao dịch tai mức giá 6.100 đồng. Danh sách các mã sôi động gồm 5 mã STB,VSH,CTG,SSI, EIB trong đó VSH có lượng giao dịch cao ở mức 2,7 triệu cổ phiếu. Đây là phiên thứ 2 mã VSH có thanh khoản cao trên 2 triệu cổ phiếu. Trước đó, trong cả tháng 2, mã này luôn có thanh khoản thấp dưới 1 triệu cổ phiếu. Trong phiên này, khối đầu tư nước ngoài giảm mạnh lượng mua vào còn có 1,85 triệu cổ phiếu, với diễn biến giao dịch mua vào như sau: Diễn biến thời gian Chỉ số VN-Index KL mua vào của khối NN (triệu CP) KL giao dịch ở mỗi khoảng 15' 9h 00 502,57 0,35 9h 15 504,4 0,42 0,07 9h 30 504,09 0,61 0,19 9h 45 504,07 0,93 0,32 10h 00 503.00 1,3 0,37 10h 15 503,27 1,56 0,26 10h 30 503,01 1,85 0,29 VCB, BVH, và VNM ba mã được khối nước ngoài mua nhiều nhất. Khối lượng mua vào của VCB là 195 ngàn, BVH là 174 ngàn và VNM là 161 ngàn cổ phiếu. Tuy nhiên, tỷ trọng khối lượng mua vào của khối nước ngoài với thanh khoản từng mã lại giảm nhiều so với các phiên của tuần trước. Cụ thể, tỷ lệ này chỉ còn là 34%, 58% và 55% với 3 mã trên. Mã CTG hôm nay chỉ được mua vào có 51 ngàn cổ phiếu trên tổng thanh khoản 1,23 triệu cổ phiếu của mã này. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index đóng cửa tại 166,27 điểm, tăng 2,36% (3,84 điểm). Thanh khoản của thị trường tăng mạnh khi có 19,49 triệu cổ phiếu được giao dịch, với giá trị 629 tỷ đồng. Mức thanh khoản này tăng tới 40% về khối lượng và 43,6% về giá trị. Trong tổng số 180 mã tăng giá có 37 mã kịch trần. Trong khi đó, có 8 mã kịch sàn trên tổng cộng 43 mã giảm. Các mã kịch sàn là VTV (khối lượng giao dịch 6 ngàn cổ phiếu; giá đóng cửa 38,6 ngàn vnđ), VDL (2 ngàn; 32,7), CSC(5 ngàn; 31,3), QTC (7 ngàn; 24), CPC (10 ngàn; 17,5), INN (2 ngàn; 14), HTP (4 ngàn; 11), và PTM (5 ngàn; 7,9). Khối nước ngoài bán ròng 185,1 ngàn cổ phiếu, trị giá 5,4 tỷ đồng. Khối lượng họ mua vào là 184,6 ngàn và bán ra là 369,7 ngàn cổ phiếu. Ảnh hưởng của tỷ giá tới tình hình nhập khẩu đầu năm Tình hình nhập khẩu vài tháng gần đây có các số liệu giảm dần, với giá trị trung bình 6,6 tỷ USD tháng 11/09, vọt lên 7,4 tỷ USD tháng 12/09 và giảm xuống xấp xỉ 6 tỷ USD tháng 1/2010. Ngoài nguyên nhân thời vụ, dịp Tết, cuối năm thì nguyên nhân nữa nhìn thấy tương đối rõ là tỷ giá VND/USD đã được điều chỉnh hai lần trong thời gian gần đây, lên mức giá trần 19.100 đồng/USD vào ngày 11/2. Với mức tỷ giá cao hơn, các nhà nhập khẩu sẽ phải tính toán kỹ hiệu quả. Vì với mức tỷ giá cao như hiện nay, hàng nhập về bán cũng khó hơn. Dài hạn hơn trong cả năm 2010, thì yếu tố giá cả (nguyên giá ngoại tệ) có xu hướng tăng ở thị trường thế giới sẽ có 1 ảnh hưởng kép lên giá cả hàng hóa nhập khẩu. Các số liệu thống kê của IMF cho thấy, sau khi thoát đáy tháng 2.2009, giá nguyên liệu thế giới đã hầu như liên tục tăng và từ đó đến nay đã tăng bình quân 3,6%/tháng và theo dự báo của định chế tài chính quốc tế này, giá nguyên liệu thế giới trong năm nay sẽ tăng khoảng 16% so với năm 2009. Rõ ràng, với đặc thù tỷ trọng nguyên, nhiên, vật liệu hiện chiếm khoảng 65% “rổ hàng hóa nhập khẩu”khiến riêng nhóm hàng này đã bằng khoảng gần một nửa “rổ GDP”của nước ta, cho nên đương nhiên giá nguyên liệu thế giới sẽ không chỉ làm “rổ hàng hóa”này bị “khuyếch đại”lên và phá vỡ mục tiêu kiềm chế nhập khẩu và nhập siêu, mà còn đủ gây khó cho chúng ta trong việc thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát chỉ ở mức như năm 2009 trong điều kiện sốt lạnh. Một vài con số cụ thể,chỉ riêng việc tăng tỷ giá từ 17.941 VND/USD lên 18.544 VND/USD ngày 11 tháng 2 vừa qua sẽ khiến cho mục tiêu xuất khẩu gần 60,8 tỷ USD hàng hóa trong năm nay tính bằng VND từ trên 1,090 triệu tỷ đồng “khuyếch đại”lên 1,127 triệu tỷ đồng (tăng gần 37 nghìn tỷ đồng). Trong khi đó, ở đầu vào nhập khẩu, cho dù mục tiêu năm nay là kiềm chế tốc độ tăng chỉ ở mức gần 4,7%, nhưng do quy mô sẽ đạt trên 72,9 tỷ USD, cho nên “rổ hàng hóa nhập khẩu” khổng lồ này tính bằng VND sẽ tăng từ trên 1,308 triệu tỷ đồng lên trên 1,352 triệu tỷ đồng, tức là sẽ cao giá thêm gần 44 nghìn tỷ và điều này cũng đồng nghĩa với việc “đánh mạnh vào túi tiền”của tất cả những người mua hàng, đương nhiên sẽ khiến các nhà kinh doanh nhập khẩu phải đắn đo hơn. Trung Nguyễn, Equity Analyst

Nguồn StoxPlus: http://stox.vn/v2/Views/Web/MessagesDetail.aspx?CatID=179&id=51171&MenuID=1&Title=closemarket-01-03-hai-san-tang-diem-manh-cung-luc-day-thanh-khoan.stox