Có là "nút cổ chai" trong chính công ty mình?

Bạn có thể là nguyên nhân khiến công ty không phát triển. Cũng có thể cách quản lý của bạn quá tiểu tiết - và điều đó kìm hãm những gì bạn đang cố gắng xây dựng

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy cách thức quản lý này cho phép nhà sáng lập làm cho công ty đi trệch khỏi sự phát triển bình thường - một tâm điểm đầy nhiệt huyết với cách thức mang tính chiến lược - thường làm cho tốc độ phát triển đi xuống. Bị thất bại trong cuộc chiến thương trường khốc liệt, nhiều doanh nhân đã không thể thay đổi phong cách lãnh đạo để thích nghi đối với nhu cầu phát triển của công ty đang trên đà phát triển của họ. Lấy ví dụ trường hợp của hãng vận tải tàu biển MaritimeX. Được thành lập từ khi trưởng thành bởi những người bạn từ lúc ấu thơ từ Hy Lạp là Aris & Stavros, MaritimeX đã phát triển từ một cửa hàng vùng ngoại vi có hai người thành một đội quân hùng hậu với 25 nhân viên. Có chỉ duy nhất một vấn đề: doanh thu của hãng đã giữ nguyên ở mức 9 triệu USD trong suốt 3 năm liên tiếp. Mặc dù đã cố gắng hơn bao giờ hết, các nhà sáng lập của hãng MaritimeX không thể tạo ra đột phá doanh thu với 8 con số. amazonaws.com Chỉ cần nhìn qua vào khối lượng công việc của họ đã có thể thấy ngay được vấn đề: Mỗi yêu cầu của khách hàng cần phải được chính một trong sáng lập viên đánh giá. Bởi vì mỗi đề xuất mới cần phải mất thời gian ít nhất một tuần, nếu không là hai tuần, cho Aris hoặc Stavros đánh giá, các khách hàng trong tương lai thường được phát hiện trước khi ai đó ở MaritimeX để mắt đến cơ hội đó. Những sáng lập viên này cảm thấy họ chỉ có được những kiến thức để phản hồi lại những đề xuất đó. Nhưng thậm chí với cả hai sáng lập viên đánh giá những ý tưởng kinh doanh mới liên tục không ngừng nghỉ, MaritimeX cũng chỉ có thể xử lý được một vài hợp đồng cùng một lúc. Kết quả là, công ty thường bỏ qua những yêu cầu thực hiện các dịch vụ cho thuê đặc trưng và định giá tàu biển có lợi nhuận cao. Cả Aris & Stavros đã trở thành rào cản cho sự phát triển trong chính công ty của họ! Cả Aris & Stavros đều có những quyết định rất quan trọng, cả về tài chính và cá nhân. Liệu họ có mong muốn mở rộng kinh doanh bất chấp rủi ro có thể cung cấp dịch vụ kém đi hoặc làm hỏng các mối quan hệ đã được tích lũy? Hoặc, liệu họ có mong muốn vẫn duy trì mô hình kinh doanh nhỏ nhưng thành đạt, đảm bảo tạo ấn tượng với khách hàng thông qua sự quan tâm của cá nhân? Điều gì là quan trọng hơn đối với họ: sự tăng trưởng hay sự kiểm soát? Các doanh nhân có thể có được cả hai điều này. Đây là cách để xua đi ba lý do thường thấy nhất mà bạn thường thấy để không phải nghĩ đến nữa. 1. Lý do của người đưa ra quyết định: "Là người đưa ra quyết định cuối cùng, tôi cần phải làm mọi thứ vì vậy tôi biết mọi thứ." Các doanh nhân không thể tránh nhúng tay vào căn bản của vấn đề. Nói như vậy, mọi quyết định và thông tin cần thiết để đưa ra quyết định không nên quá coi trọng bất cứ khi nào có thể. Với cách đó, các doanh nhân có thể theo đuổi những hành động mà thật sự không ai có thể làm, như là vạch ra một viễn cảnh. 2. Lý do về kiểm soát chất lượng: "Hãy giao nhiệm vụ cho người kém hơn bạn còn hơn là chính bạn tạo ra kết quả tồi tệ hơn." Mọi ông chủ đều ghét nhìn thấy nhân viên của mình mắc những lỗi ngớ ngẩn "có thể tránh được", nhưng những doanh nhân hiểu biết đều nhớ rằng sự hoàn hảo là kẻ thù của điều tốt đẹp (và trong nhiều trường hợp, là sự phát triển). Dự đoán những sai sót của nhân viên không phải cái cớ để tự mình làm mọi thứ. Các doanh nhân thành đạt biết rằng họ dành thời gian tốt nhất là để giúp các nhân viên vượt qua những khó khăn tiềm tàng và giúp những nhân viên đó biết cách học hỏi từ những sai lầm. Chỉ có thế sau này mới tránh được những sai lầm. 3. Cái cớ về doanh thu: "Thời gian dành cho việc huấn luyện nhân viên đang bị lãng phí." "Cho anh ta một con cá, chỉ có thể nuôi sống anh ta một ngày. Hãy dạy anh ta cách câu cá...". Tự mình đưa ra mọi quyết định là điều không được. Mọi doanh nhân không thể chuyển đổi phong cách lãnh đạo của mình từ "thực hiện" sang "huấn luyện" sẽ không bao giờ có dịp để tìm ra những cơ hội mới! - Bài viết của Brett Martin & Thanos Papadimitriou trên Harvard Business Publishing. Brett Martin là một chủ ngân hàng đầu tư, một thuyền trưởng, và học giả Fulbright. Hiện này, ông đang xây dựng một cách thức tốt nhất để tìm ra các nhà hàng mới tại trang web www.thedataowl.com. Thanos Papadimitriou là một học giả và nhà kinh doanh chuỗi. Ông dạy ở trường SDA Bocconi tại Milan. Phương Hạnh dịch

Nguồn TuanVietNam: http://tuanvietnam.net/2010-02-28-co-la-nut-co-chai-trong-chinh-cong-ty-minh-