Có nên nghe nhạc trong lúc đi bộ?

BS Tô Minh Châu, hội Y học thể thao TP.HCM: Nghe nhạc cùng với tập thể thao giúp đầu óc sảng khoái, tăng sự hồi phục cho hệ tim mạch. Người tập đi bộ và nghe nhạc có khuynh hướng luyện tập siêng năng, đều đặn hơn. Mức độ tập của bạn vào khoảng 100 – 120 bước/phút, do đó bạn có thể chọn loại nhạc có nhịp độ tương ứng với bước đi.

“Tôi 50 tuổi, có thói quen đi bộ trong công viên để tập thể dục, mỗi lần đi khoảng 40 phút, ngày hai buổi. Mới đây con trai tôi tặng cho máy nghe nhạc mini, bảo đeo khi đi bộ sẽ lâu mệt. Xin hỏi nếu vừa đi bộ vừa nghe nhạc có nên không? Tôi có bệnh tăng huyết áp và tăng lipid máu…”

Lan Hương (TP.HCM)

BS Tô Minh Châu, hội Y học thể thao TP.HCM: Nghe nhạc cùng với tập thể thao giúp đầu óc sảng khoái, tăng sự hồi phục cho hệ tim mạch. Người tập đi bộ và nghe nhạc có khuynh hướng luyện tập siêng năng, đều đặn hơn. Mức độ tập của bạn vào khoảng 100 – 120 bước/phút, do đó bạn có thể chọn loại nhạc có nhịp độ tương ứng với bước đi.

Tình trạng tăng huyết áp kết hợp tăng lipid máu của bạn nếu không bị các bệnh ảnh hưởng đến vận động như đau khớp, đau thắt ngực, suy tĩnh mạch hạ chi... thì nên chọn đi bộ vì đơn giản và dễ tập. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý cường độ luyện tập vì quá ít hay quá nhiều đều không có lợi. Nếu muốn đi bộ 40 phút hai buổi mỗi ngày thì bạn chỉ nên đi 2 – 3km mỗi buổi, dựa trên mức độ chuyển hóa năng lượng trung bình. Đồng thời bạn nhớ kiểm soát nhịp tim vào khoảng 40 – 50% nhịp tim tối đa (bằng 220 trừ số tuổi của nữ hoặc 210 trừ số tuổi của nam). Ví dụ bạn 50 tuổi, nhịp tim khi tập đi bộ cần duy trì 68 – 85 nhịp/phút. Cách dễ nhất là bạn đếm nhịp đập mạch cổ tay trong sáu giây rồi thêm số không vào là có nhịp tim trong một phút, từ đó điều chỉnh tốc độ cho phù hợp. Bạn cũng nhớ đo lại huyết áp sau khi tập để chắc chắn không bị tăng quá cao.

Nguồn SGTT: http://sgtt.vn/khoe-va-vui/182893/co-nen-nghe-nhac-trong-luc-di-bo.html