Cổ phiếu ngành dầu khí: “Nóng” lên từng ngày

Gần đây, nhóm cổ phiếu dầu khí đã thế chân cho những mã Vinaconex và Sông Đà để trở thành tâm điểm chú ý của cả sàn HNX. Một số mã “PV” dường như đang trở thành trọng điểm lướt sóng của nhiều nhà đầu tư ngắn hạn.

Đột biến về thanh khoản Trong 7 phiên giao dịch gần đây, các cổ phiếu của họ “PV” (ở đây chỉ các mã ngành dầu khí thuộc thành viên của tập đoàn dầu khí quốc gia PetroVietnam - PVN) đều nhất loạt tăng mạnh về khối lượng giao dịch. Đỉnh điểm là ngày 12/04, PVX khiến cả sàn HNX ngỡ ngàng khi 12 triệu đơn vị cổ phiếu PVX đã được chuyển nhượng thành công ngay trong phiên. PVC, PVE ngày hôm đấy cũng đã để lại dấu ấn riêng của mình khi thanh khoản khớp lệnh đều tăng đột biến (PVE tăng gần gấp 10 lần so với trung bình các ngày giao dịch trước, PVC gấp hơn 2 lần). PVI từ con số giao dịch mỗi ngày khoảng vài chục ngàn đơn vị đã nhanh chóng tăng lên vài trăm ngàn đơn vị. Còn PVA được nhắc đến như một hiện tượng của năm 2010 khi chỉ trong 3 tháng đầu năm đã tăng một mạch từ mức giá 31.700 lên đến 87.700, ghi nhận một mức tăng 177%. Khối lượng giao dịch của PVA cũng theo đó mà tăng lên đáng kể. Bảng so sánh dưới đây thể hiện biến động giao dịch trung bình khối lượng và giá trị của 15 mã thuộc nhóm “PV” ( gồm 6 mã trên sàn HOSE và 9 mã trên sàn HNX) trong các chu kỳ thời gian ngắn -10 ngày qua; trung bình ở một tháng và ba tháng gần đây. Các mã trên sàn HOSE, ngoại trừ PET thì không có biến động đáng kể về khối lượng giao dịch cũng như giá trong thời gian qua. Sự biến động mạnh về giá (tăng) và khối lượng giao dịch diễn ra ở nhóm cổ phiếu ‘PV’ trên sàn Hà Nội. Ngoại trừ PVG giảm giá gần đây và mã PVL mới niêm yết, thì 7 mã còn lại đều có mức tăng giá ấn tượng trong tháng gần đây với chỉ số phần trăm tăng giá cao hơn nhiều mức tăng của chỉ số HN-Index. Tác động của nhóm mã ‘PV’ trên sàn HNX Xét riêng trên sàn Hà Nội, thì diễn biến của qu y I-2010 cho thấy vai trò gia tăng của nhóm ‘PV’ (9 mã) trong thanh khoản, nhất là trong tương quan với hai nhóm mã quen thuộc, từng gây nhiều đợt ‘sóng’ trong năm 2009 trước là nhóm mã cổ phiếu thuộc tổng công ty Sông Đà và nhóm Vinaconnex. Giữa trung bình 10 ngày và trung bình cả 1 tháng, thì nhóm VC chỉ gia tăng thanh khoản khối lượng có 18%, nhóm Sông Đà là 29%, còn ở nhóm PV là 46%. Còn xét theo cả chu kỳ 3 tháng gần đây, thì thanh khoản khối lượng trung bình ở nhóm PV luôn lớn hơn 28% tổng thanh khoản trung bình của cả hai nhóm VC và SD. Rõ ràng trong thời gian tới, diễn biến giao dịch và chỉ số HN-Index sẽ chịu nhiều tác động từ hoạt động của nhóm ‘PV’. Các giao dịch nhóm này sẽ vượt trội nhóm VC, SĐ để trở thành nhóm năng động, có khả năng tạo nhiều đợt ‘sóng’ trên sàn. Đi tìm nguyên nhân Nguyên nhân đầu tiên của giao dịch sôi động ở các mã thuộc họ PV phải kể đến kỳ vọng của các nhà đầu tư về tiềm năng phát triển của các công ty trong nhóm này khi đầu năm 2010, một loạt các công ty thuộc họ PV ra quyết định tăng vốn (điển hình như PVA, PVX, PGS, PVD, PHH, PVF...). Mục đích của các đợt tăng vốn chủ yếu để mở rộng quy mô vốn, quy mô tài sản, đáp ứng hàng loạt dự án được đề ra trong năm 2010 và để mở rộng sang các ngành nghề kinh doanh khác. Tổng vốn điều lệ của nhóm 9 mã PV trên sàn HNX trong năm 2009 là 5.790 tỷ đồng; nhưng kế hoạch vốn của năm 2010 thì nhóm này sẽ có mức vốn điều lệ lên tới 7.065 tỷ đồng, tăng 22%. Ví dụ điển hình là PVA với kế hoạch tăng vốn từ 100 tỷ lên 500 tỷ đã được thông qua. Cụ thể PVA đã chào bán 10 triệu cổ phiếu không hạn chế chuyển nhượng cho các cổ đông chiến lược, 29,5 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, và 500 ngàn cổ phiếu cho cán bộ công nhân viên của công ty. Mã PVX của tổng công ty xây lắp dầu khí PVC cũng có một mùa giao dịch sôi động sau hàng loạt thông tin liên quan được công bố. Quý 1 năm nay, PVX đã lãi 200 tỷ đồng tăng 800% so với cùng kì năm ngoái. Ngoài ra, PVX cũng có kế hoạch tăng vốn từ 1500 tỷ lên 2500 tỷ đồng để bổ sung nguồn vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Trong lĩnh vực kinh doanh chính xây lắp, thì trong năm 2009, tổng công ty đã được giao 30 gói thầu và tham gia đấu thầu 14 gói thầu rộng rãi với tổng giá trị trúng thầu là 12.535 tỷ đồng. Đặc biệt, cũng trong năm ngoái, PVX đã ký kết được 5 hợp đồng EPC với tổng giá trị là 3.650 tỷ đồng. Tổng công ty cổ phần kĩ thuật dầu khí (MCK: PVS) cũng có kế hoạch tăng vốn lên 3000 tỷ đồng. Cụ thể PVS sẽ dành 1.182 tỷ đồng để đầu tư xây dựng cảng; máy móc thiết bị khoảng 821 tỷ đồng; kho chứa dầu FSO/ FPSO khoảng 525 tỷ đồng và 2.141 tỷ đồng để tập trung đầu tư tàu dịch vụ và các phương tiện nổi... Nguyên nhân thứ hai là kỳ vọng của nhà đầu tư trước các kế hoạch phát triển kinh doanh sang các lĩnh vực khác, như bất động sản và các kế hoạch gọi vốn tham vọng trên sàn quốc tế hay với các đối tác nước ngoài. Chẳng hạn, mục đích của đợt tăng vốn lên 500 tỷ của PVA chủ yếu để đầu tư vào các dự án bất động sản như: dự án khu chung cư dầu khí Trường Thi (40 tỷ đồng); dự án khu đô thị Hoàng Mai (30 tỷ đồng), dự án khu nhà ở XH và chung cư cao cấp Quang Trung-Vinh tại TP Vinh (30 tỷ đồng)... Ngoài ra PVA dành 16 tỷ đồng để mua lại cổ phần của PVIT và PVF. Định hướng phát triển của PVX trong năm nay tập trung vào 3 lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính trong đó có bất động sản. Trong mảng kinh doanh bất động sản, tổng số dự án của PVX đã lên tới 55 dự án điển hình như dự án khu dịch vụ cao cấp Nam An Khánh (4.240 tỷ đồng), dự án Nam Đàn Plaza tại Hà Nội có tổng mức đầu tư 200 triệu USD, dự án PetroVietNam Landmark tại TP Hồ Chí Minh... PVX hiện đang hoạt động theo mô hình công ty mẹ-con với 12 công ty thành viên và 12 công ty liên kết trong đó có PVE, PVA, PHH va ICG hiện đang niêm yết trên sàn HNX. Cụ thể PVX nắm 40,7% cổ phần của PVE, 9% cổ phần của ICG, 12% vốn điều lệ của PHH. Vừa qua PVX đã đăng ký bán hết số cổ phần nắm giữ của PVA còn dự kiến trong quý II năm 2010, 4 công ty con của PVX là PVC-MS, PVC-PT, PVC-IC và PVC-MT sẽ chào sàn HOSE. Trong năm 2010 Tổng công ty cổ phần kĩ thuật dầu khí - PVS cũng mở rộng tham gia vào lĩnh vực Bất Động sản khi tiếp tục triển khai các thủ tục và tổ chức thi công Dự án Cao ốc phức hợp văn phòng -căn hộ cao cấp tại 266 Lê Lợi Vũng Tàu, Dự án Trung tâm Thương mại và DVDK Đà Nẵng. Một mã khác thuộc họ dầu khí đang gây được nhiều sự chú ý của thị trường đó là mã PVF của công ty cổ phần tài chính dầu khí. Theo nghị quyết của ĐHCĐ hôm 03/04 vừa qua, PVF có kế hoạch rút niêm yết 90 triệu cổ phiếu tương đương với 18% vốn điều lệ của PVFC để chuyển sang niêm yết trên thị trường chứng khoán Singapore trong thời gian tới đây. Số cổ phiếu này được chuyển từ cổ phần của PVN hiện đang là cổ đông chi phối của PVFC. PVFC hiện có tổng số cổ phiêu niêm yết là 500 triệu cổ phiếu trong đó PVN nắm 78% như vậy còn lại khoảng 110 triệu cp đang lưu hành. Tính đến ngày 15/04 năm 2010 khối ngoại đang nắm giữ 66,2 triệu cp PVF tương đương 13,25% trong đó đối tác Morgan Stanley đang nắm giữ 10% (khoảng 50 triệu cp) còn 3,25% thuộc các nhóm đầu tư nước ngoài khác sở hữu. Như vậy, chỉ còn lại 8,75% (khoảng 43,7 triệu cp) đang có khả năng để giao dịch thường xuyên trên sàn HOSE. Theo kế hoạch của PVFC sau khi ngừng niêm yết 90 triệu cp PVF tương đương 18% cổ phần trần HOSE để chuyển sang niêm yết trên thị trường chứng khoán Singapore thì tỷ lệ nắm giữ của PVN đối với PVFC chỉ còn 60%. Như vậy, mức ‘room’ cho nhà đầu tư nước ngoài trên sàn HOSE với mã này sẽ giảm xuống chỉ còn 2% sau kế hoạch trên ( sau khi loại trừ 18% niêm yết trên sàn nước ngoài, 10% của cổ đống chiến lược Morgan Stanley khỏi mức trần 30%). Việc một mã cổ phiếu được niêm yết đồng thời nhưng riêng biệt trên hai sàn HOSE và Singapore sẽ là điển hình đầu tiên tại thị trường Việt nam ở trường hợp PVF này. Giao dịch của nhóm ngoại, khả năng diễn biến "tham chiếu chéo" về thị giá trên hai sàn trong tương lai hoàn toàn là những diễn biến k y vọng nhiều bất ngờ với mã PVF trong năm 2010. Mã chứng khoán PVI của công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí gần đây cũng chứng kiến sự tăng đột biến về khối lượng giao dịch. Cổ phiếu PVI đã có mức tăng trưởng lần lượt là 8,27% và 4,51% trong khoảng thời gian 3 tháng và 1 tháng trở lại đây. Năm 2009 lại là một năm thành công của công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí (PVI) bởi đến thời điểm tháng 11/2009- PVI đã hoàn thành kế hoạch doanh thu năm 2009 khi đạt con số 3000 tỷ đồng. Năm 2010, PVI dự kiến đặt mục tiêu đạt 4028,17 tỷ đồng doanh thu (bằng 113% năm 2009) và 330,07 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (bằng 150% năm trước). Thông tin mới nhất về PVI đó là ngày 15/4 vừa qua, PVI và Quỹ Đầu tư Oman (OIF) chính thức ký hợp đồng hợp tác chiến lược. Theo đó, PVI sẽ bán 12,6% VĐL cho OIF, giá 40.000 đồng/CP tương đương giá trị là 808,3 tỷ đồng (khoảng 42,4 triệu USD) và OIF trở thành nhà đầu tư chiến lược nước ngoài của PVI. Nguyên nhân thứ ba là cấu trúc sở hữu cổ đông các mã nhóm PV đang có sự dịch chuyển dần. Bảng thống kê dưới đây tách bạch cấu trúc sở hữu cổ đông các mã nhóm PV trên sàn Hà nội theo các nhóm lớn như: tỷ trọng sở hữu thuộc PVN; tỷ trọng thuộc các công ty trong tập đoàn (như DPM, PVX, PVFC, Oceanbank, PSI), tỷ trọng sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư lớn khác và nhóm còn lại (có thể coi là nhóm đông đảo nhà đầu tư trong nước). Các mã đang có tăng trưởng mạnh về giá và thanh khoản đang có hai đặc điểm (i) quy mô vốn điều lệ nhỏ trong nhóm; (ii) tập đoàn dầu khí PVN đang trong quá trình thoái vốn, giảm tỷ lệ sở hữu. Cụ thể nhất ở đây là mã PVA cùng các mã có liên quan trực tiếp tới PVX. PVA từ mức vốn điều lệ 45 tỷ cuối quy III-2009 và là công ty con của PVX, đã biến chuyển thành công ty vốn điều lệ 500 tỷ đồng vào cuối qu y I-2010, và PVX đang trong quá trình thoái vốn toàn bộ. Chúng ta cần chờ đợi một thời gian tới khi PVA công bố cấu trúc cổ đông sở hữu công ty năm 2010. Thanh khoản rất cao của mã PVA cho thấy sẽ có nhiều biến động trong thành phần cổ đông lớn sở hữu công ty. Các mã PVX, PVE,PVC cũng có sự sôi động thanh khoản gần đây khi tập đoàn dầu khí giảm sở hữu từ trên 60% với các mã này về mức 53%. Quy mô vốn điều lệ nhỏ của PVE, PVC- ngay cả sau khi có kế hoạch tăng vốn điều lệ năm 2010 vẫn là yếu tố hấp dẫn các nhóm đầu cơ tham gia lướt sóng. Kì vọng và rủi ro Xét trên toàn ngành, ngành dầu khí vẫn được đánh giá là trụ cột kinh tế của nước ta khi chỉ trong quý một năm 2010 doanh thu ngành dầu khí đã chiếm 26% GDP của cả nước và tiếp tục là một trong những ngành triển vọng nhất năm nay Đặc biệt sự tăng trưởng của một số mã PV trong thời gian gần đây đều dựa trên yếu tố cơ bản tốt như lợi nhuận và tiềm năng các dự án trong tương lai. Đồng thời các công ty này cũng nhận được trợ lực lớn từ tiềm lực tài chính cũng như các định hướng sản xuất, đầu tư của tập đoàn mẹ PVN. Với các kế hoạch tăng vốn đầy tham vọng của năm 2010 này, nhóm các công ty PV sẽ phải chịu áp lực lớn về vấn đề lợi nhuận. Như trường hợp của PVA, với VCSH năm ngoái là 129 tỷ, công ty đạt lợi nhuận sau thuế là 26,7 tỷ. Đến năm nay, khi VCSH của PVA đã tăng lên là 529,3 tỷ, công ty phải đạt ít nhất 105 tỷ lợi nhuận sau thuế để đảm bảo duy trì chỉ số hoạt động kinh doanh. Nhưng theo như kế hoạch của PVA được đề ra trong nghị quyết ĐHCĐ lợi nhuận sau thuế chỉ dừng lại ở mức 76 tỷ đồng. Vì thế “hậu tăng vốn”, bài toán hiệu quả kinh doanh sẽ cần được các doanh nghiệp này cân nhắc một cách hợp lý để đảm bảo một sự phát triển bền vững cũng như duy trì các mức lợi ích cổ đông thỏa đáng. Trung Nguyễn I Analyst I Stox.vn I Trung.Nguyen@stoxplus.com

Nguồn StoxPlus: http://stox.vn/v2/Views/Web/MessagesDetail.aspx?CatID=179&id=56158&MenuID=1&Title=co-phieu-nganh-dau-khi-%E2%80%9Cnong%E2%80%9D-len-tung-ngay.stox