Cơ thể 'kể' bệnh

Những hiện tượng bất thường của cơ thể có phản ánh tình trạng sức khỏe của chúng ta? Có thể nhận biết được điều này qua trạng thái của tóc, lông, bàn tay, mặt và thân thể chúng ta hay không? Sau đây là tư vấn của bác sỹ để giải đáp những câu hỏi này.

Rụng tóc nhiều

Đây là một trong số những “tín hiệu cần lưu ý” cho biết có sự bất ổn nào đó trong cơ thể bạn. Nếu tóc rụng không lâu do nhuộm tóc hoặc là uốn tóc bằng hóa chất thì chắc là bạn bên dùng những loại mặt nạ đặc biệt, dầu thơm và nước thơm để làm khỏe tóc.

Tuy nhiên hiện tượng rụng tóc có thể là tín hiệu của sự thiếu hụt các vitamin nhóm B. Việc thiếu các loại vitamin có thể là kết quả của sự suy giảm hoạt động của dạ dày hoặc ruột. Một nguyên nhân phổ biến khác nữa là có sự rối loạn nội tiết tố.

Phải làm gì: Cần xác định bản chất của hiện tượng rụng tóc. Để làm điều đó cần phải kiểm tra hệ thống nội tiết và hệ tiêu hóa, cũng như theo dõi xem tóc có bị dư thừa hoặc thiếu hụt những vi chất cần thiết không.

Xuất hiện mụn nhọt

Hiện tượng da nhờn, xuất hiện mụn nhọt, mụn đầu đen, trứng cá, những nốt đen trên da. Một trong số những nguyên nhân của những hiện tượng khó chịu trên là sự tăng hoạt tính các tuyến bã nhờn do sự kích hoạt kích thích tố của hormone –testosteron và cortisol.

Nếu như hàm lượng của các hormone này trong cơ thể cao sẽ kích thích tiết nhờn ở da, màu da trở nên xám, cấu trúc da xốp. Nếu tiếp tục trang điểm sẽ dễ bị viêm da. Một nguyên nhân khác nữa là sự rối loạn hoạt động của ruột.

Các chất dinh dưỡng không được xử lý và đình trệ trong tuyến tiêu hóa, các độc tố bị tích tụ trong cơ thể, gan không đối phó được với sự cố này. Kết quả là có sự suy giảm việc hấp thụ các vi chất, ảnh hưởng đến da qua sự xuấthiện mụn và chứng viêm nhiễm.

Phải làm gì: Việc dùng nhiều mỹ phẩm có thể che đi những triệu chứng bên ngoài nhưng không giải quyết tận gốc được vấn đề. Nên có sự kiểm tra đặc biệt mức testosterone và cortisol. Cần kiểm tra hoạt động của dạ dày gan và đường ruột qua xét nghiệm máu.

Móng tay bị giòn

Đôi khi móng tay trở nên bị giòn và bắt đầu dễ gãy, có thể biến đổi màu, trở nên mỏng, trên bề mặt xuất hiện các sọc…Tất cả những dấu hiện trên đều cho biết có sự suy giảm sức khỏe. Nếu trên móng tay có những vệt trắng chứng tỏ rằng trong cơ thể không đủ chất sắt và kẽm.

Nếu bề mặt móng trở nên dày và có sắc vàng thì có thể đó là một trong những bệnh về nấm. Khi móng bị giòn thường liên quan đến sự hoạt động kém của tuyến giáp, bởi tuyến này có chức năng cân bằng canxi và phốt pho trong cơ thể. Nếu như móng tay bỗng nhiên dễ gẫy thì có nghĩa là trong cơ thể bị thiếu hụt các vitamin A và D, hoặc thiếu các vi chất (silic, selen).

Phải làm gì: Cần tiến hành kiểm tra thành phần các yếu tố vi lượng bên trong của các móng. Qua kết quả kiểm tra có thể biết được cơ thể đang thiếu các vitamin nào hoặc các vi chất nào. Ngoài ra không ngoại trừ các bệnh nấm ở móng, nếu vậy thì cần đến khám tại chuyên khoa.

Tăng cân

Nguyên nhân tăng cân có thể là khá nhiều, từ việc ít vận động cơ thể cho đến những rối loạn nghiêm trọng nội tiết tố. Ngoài ra thì mức độ estradiol và trọng lượng hormone kích thích tuyến giáp (TSH) có ảnh hưởng đến mức cân nặng.

Estradiol - “hormone của sắc đẹp” chịu trách nhiệm hình thành các đặc tính sinh dục nữ, duy trì độ đàn hồi và sự trẻ trung của làn da và làm mái tóc sáng bóng. Tuy nhiên sự dư thừa hormone này có thể gây ra chứng béo phì.

Hormone TSH quy định chức năng tuyến giáp, do đó có ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Khi quá trình này bị rối loạn thì vấn đề cân nặng không thể khắc phục bằng việc ăn kiêng hoặc các bài tập luyện. Đôi khi không thể kiểm soát được sự thèm ăn, vì sao vậy?

Thực chất là do sự tăng nhanh lượng đường trong máu và sự rối loạn sản xuất insulin. Gây ra hiện tượng thèm ăn có thể còn do hormone leptin (thiếu loại hormone này sẽ gây cảm giác đói ở những con chuột thí nghiệm). Có ý kiến cho rằng sự dư thừa hormone này thì sự phản ứng của cơ thể với điều đó bị yếu đi, vì thế cơ thể vẫn có cảm giác đói, đồng thời làm tăng sản sinh ra chất leptin.

Phải làm gì: Trước hết nên đi kiểm tra sự cân bằng các hormone quan trọng nhất và glucose trong cơ thể. Hiện nay tại nhiều bệnh viện có thực hiện chương trình sàng lọc toàn diện.

Xuất hiện nhiều lông

Ở phụ nữ sự xuất hiện lông ở tay, chân, nách và ở vùng kín là điều bình thường. Nhưng đôi khi thì chúng xuất hiện ở những chỗ bất thường khác như trên mặt hoặc ở ngực. Biểu hiện đó có nghĩa là trong cơ thể có sự tăng cao nồng độ hormone sinh dục nam (androgen).

Triệu chứng này là nguy hiểm và do nhiều nguyên nhân, cụ thể là xuất hiện sự rối loạn hoạt động của buồng trứng và việc vô sinh. Nguyên nhân phổ biến nhất của những vấn đề trên là do sử dụng một số loại thuốc, do sự rối loạn chức năng của tuyến thượng thận và buồng trứng, kể cả các yếu tố di truyền.

Phải làm gì: Những phương pháp thông thường để tẩy lông chỉ là biện pháp tình thế. Nên đi kiểm tra mức độ hormone androgenic và đến khám ở khoa nội tiết.

Nguyễn Hải Yến (theo Health)

Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/suc-khoe/co-the-ke-benh-3749900-b.html