Công đoàn tham gia tố tụng dân sự: Cần có cán bộ chuyên trách

LĐLĐ TP cho biết, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức Công đoàn trong tham gia tố tụng dân sự, giải quyết các vụ án tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể theo quy định của pháp luật, LĐLĐ Thành phố đã chỉ đạo các cấp công đoàn Thủ đô triển khai thực hiện một số công việc cụ thể.

Trong đó, LĐLĐ TP đã chỉ đạo LĐLĐ các quận, huyện, thị xã phối hợp với cơ quan BHXH quận, huyện, thị xã rà soát các đơn vị, doanh nghiệp nợ đọng BHXH trên địa bàn, lựa chọn ít nhất mỗi quận 05 đơn vị, mỗi huyện, thị xã 03 đơn vị, hoàn thiện hồ sơ đề nghị khởi kiện ra Tòa án theo quy định của pháp luật Tố tụng Dân sự và Luật BHXH.

Ông Cao Đắc Trường- Phó Chủ tịch LĐLĐ quận Đống Đa nghiên cứu hồ sơ của doanh nghiệp nợ đọng BHXH để chuẩn bị khởi kiện ra tòa án.

Đến nay LĐLĐ các quận, huyện, thị xã đã tiếp nhận 126 hồ sơ doanh nghiệp nợ đọng BHXH với số tiền lớn, nợ kéo dài từ cơ quan BHXH chuyển sang để hoàn thiện, chuẩn bị các thủ tục tố tụng theo quy định, trong đó đã chuyển Tòa án khởi kiện 23 doanh nghiệp. Đã có 04 doanh nghiệp nộp 4,6 tỷ và có lộ trình cam kết trả nợ.

Theo quy định, thẩm quyền khởi kiện các vụ án tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể, về CĐ, kinh phí CĐ... hiện nay thuộc về CĐCS hoặc CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở.

Thực tiễn năng lực, vai trò và trình độ đội ngũ cán bộ CĐCS hiện nay khó có thể thực hiện được, trong khi đó chưa có một văn bản pháp luật nào hướng dẫn cụ thể về quy trình, điều kiện pháp lý để CĐCS có thể đại diện khởi kiện một vụ án tranh chấp lao động tập thể ra tòa.

Tuy nhiên, cũng theo LĐLĐ Thành phố, quá trình triển khai thực hiện chức năng tham gia tố tụng và khởi kiện doanh nghiệp của tổ chức công đoàn cũng đã bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc. Chẳng hạn, về thẩm quyền khởi kiện.

Theo quy định, thẩm quyền khởi kiện các vụ án tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể, về CĐ, kinh phí CĐ... hiện nay thuộc về CĐCS hoặc CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở. Thực tiễn năng lực, vai trò và trình độ đội ngũ cán bộ CĐCS hiện nay khó có thể thực hiện được, trong khi đó chưa có một văn bản pháp luật nào hướng dẫn cụ thể về quy trình, điều kiện pháp lý để CĐCS có thể đại diện khởi kiện một vụ án tranh chấp lao động tập thể ra tòa.

Cùng đó, trong thủ tục nhận và xử lý đơn kiện; quy trình giải quyết tranh chấp lao động tập thể; hệ thống văn bản hướng dẫn của cơ quan tư pháp chưa có... cũng là những khó khăn, trở ngại cho tổ chức CĐkhi tham gia tố tụng giải quyết các vụ án tranh chấp lao động cá nhân, tập thể.

Đặc biệt, một khó khăn trở ngại lớn nữa là kinh nghiệm, trình độ và kỹ năng tham gia tố tụng của đội ngũ cán bộ CĐ còn hạn chế, vì đây là nhiệm vụ mới. Ngoài ra, một số cán bộ CĐ cũng lo ngại rằng khi khởi kiện doanh nghiệp ra tòa án sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ phối hợp giữa hai bên trong thời gian tiếp theo.

Từ những khó khăn trên, LĐLĐ Thành phố đã kiến nghị với Tòa án nhân dân tối cao, Tổng LĐLĐ Việt Nam và các cấp thẩm quyền 3 vấn đề.

Trong đó, LĐLĐ Thành phố kiến nghị Tổng LĐLĐ Việt Nam cần tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng tham gia tố tụng cho đội ngũ cán bộ CĐ và cần phải hình thành bộ phận cán bộ chuyên trách tham gia tố tụng dân sự của tổ chức CĐ. Cùng đó, cần bổ sung, sửa đổi hướng dẫn 995/HD-TLĐ ngắn gọn, cụ thể cho từng nội dung khởi kiện về Lao động, Công đoàn, BHXH...

Ngọc Tú

Nguồn LĐTĐ: http://laodongthudo.vn/cong-doan-tham-gia-to-tung-dan-su-can-co-can-bo-chuyen-trach-50984.html