Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của rau ngổ hương

Theo đông y, rau ngổ có tác dụng giải độc do ngộ độc thức ăn, trị sỏi thận, chứng tiểu ra máu, băng huyết, ung thư dạ dày và tiền liệt tuyến hiệu quả.

Các dưỡng chất và thành phần có trong rau ngổ bao gồm nước, protid, glucid, vitamin B, C, caroten, các loại tinh dầu và đặc biệt là các nhóm hợp chất coumarine và flavonoid có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn. Tất cả các bộ phận của cây rau ngổ đều có tác dụng chữa bệnh.

Một số bài thuốc từ rau ngổ:

Trị sỏi thận

Rau ngổ có tác dụng lợi tiểu, giảm co thắt cơ trơn, giãn mạch máu, tăng lọc ở cầu thận; do đó làm tăng lượng nước tiểu, tạo điều kiện cho sỏi thận bị tống ra ngoài.

Lấy rau ngổ giã nhỏ, lấy nước pha ít hạt muối, uống ngày 2 lần vào sáng và chiều trong vòng 7 ngày sẽ đem lại hiệu quả.

Rau ngổ có tác dụng lợi tiểu, giảm co thắt cơ trơn, giãn mạch máu, tăng lọc ở cầu thận

Trị đái ra máu

Rau ngổ 10g, cỏ tháp bút 10g, rễ cỏ tranh 10g, thái nhỏ, phơi khô, tẩm rượu, sao vàng rồi sắc uống làm hai lần trong ngày.

Trị rắn cắn

Lấy 15 – 20g rau ngổ tươi, 25g kiến cò, giã nát 2 vị trên, thêm 20 – 30ml rượu trắng, chắt lấy nước uống, còn bã đắp vào vết cắn. Hoặc lấy 20 – 40g rau ngổ khô, sao vàng, sắc lấy nước uống 4 – 5 lần liền.

Trị ung thư dạ dày, ung thư tiền liệt tuyến

Lấy 100g rau ngổ rửa sạch, giã nhuyễn vắt lấy nước cốt, 50g lá non cây hoàn ngọc giã nát vắt lấy nước cốt, thêm 1 giọt mật gấu nguyên chất, trộn lẫn tất cả uống vào đêm, liên tục hai tháng.

Trong thời gian dùng bài thuốc này, cần lưu ý kiêng ăn hải sản, cam, quít, bưởi, mãng cầu ta,…

Trị ho lâu ngày do viêm phế quản mãn tính

Lấy 50g rau ngổ rửa sạch, giã nhuyễn vắt lấy nước cốt, cho thêm 3-5 hột muối hột, uống lúc sáng mới tỉnh dậy chưa đánh răng súc miệng, liên tục 10 - 15 ngày.

Trị viêm tấy đau nhức

Lấy 1 nắm rau ngổ tươi rửa sạch, giã nát, đắp vào nơi thương tổn rất công hiệu.

Ngổ hương trị viêm tấy đau nhức hiệu quả

Trị đầy hơi, tức bụng, ăn không tiêu

Lấy rau ngổ tươi rửa sạch, mộc hương nam sắc với 1.000 ml nước còn 250 ml thì chia làm 2 lần, uống hết trong ngày.

Lưu ý: Phụ nữ có thai không nên ăn nhiều rau ngổ vì tác dụng giãn cơ phủ tạng có thể gây sẩy thai. Thân rau ngổ có nhiều lông và hay mọc ở nơi ẩm ướt đầm lầy dễ bị nhiễm khuẩn nên cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến ngộ độc nếu rửa không kỹ.

Vì thế, khi chế biến các món ăn sống, phải rửa rau cho thật sạch, ngâm nước muối nhằm tránh ngộ độc thức ăn từ rau ngổ; nhúng rau ngổ vào nước sôi có nhiệt độ 40 – 45 độ C để diệt trứng sán.

Video: Thực hư ăn rau muống chưa chín gây xơ gan

Thúy Nga (Tổng hợp)

Nguồn VTC: http://vtc.vn/cong-dung-chua-benh-tuyet-voi-cua-rau-ngo-huong-d284517.html