CÔNG TRÌNH TƯỢNG ĐÀI BÁC HỒ VỚI CÁC DÂN TỘC TÂY NGUYÊN VÀ QUẢNG TRƯỜNG ĐẠI ĐOÀN KẾT: - Niềm tự hào của nhân dân Tây Nguyên

Ngày 7-1, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Gia Lai cùng Ban chỉ đạo, Hội đồng nghệ thuật và các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành tham gia xây dựng công trình Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên và Quảng trường Đại Đoàn Kết tổ chức buổi họp lấy ý kiến để tiếp tục phát huy những giá trị cũng như khai thác, sử dụng công trình một cách có hiệu quả và lâu dài. Sau hơn một năm đưa công trình Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên và Quảng trường Đại Đoàn Kết (tại trung tâm TP Pleiku, Gia Lai) vào sử dụng đã phát huy được những giá trị văn hóa, lịch sử, chính trị đáp ứng lòng mong muốn của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Công trình đã trở thành điểm sáng về văn hóa, niềm tự hào của nhân dân các tỉnh Tây Nguyên nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng. Quảng trường Đại Đoàn Kết đã đón gần 25.000 lượt người dân đến tham quan; hàng nghìn lượt cán bộ, công nhân viên, chiến sĩ đến tham quan, dâng hoa và báo công bên Tượng đài Bác.

Lãnh đạo tỉnh Gia Lai cùng các cá nhân, tập thể tham gia thực hiện công trìnhlàm lễ dâng hoa bên Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên.

Lãnh đạo tỉnh Gia Lai cùng các cá nhân, tập thể tham gia thực hiện công trìnhlàm lễ dâng hoa bên Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên.

Tại cuộc họp, qua ý kiến đóng góp của các nhà kiến trúc sư, họa sĩ, nhà điêu khắc tên tuổi, thay mặt chính quyền và người dân trong tỉnh, ông Phạm Thế Dũng- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai hứa sẽ tiếp tục giữ gìn, tu bổ nhằm phát huy được giá trị của một công trình lịch sử, văn hóa mang tầm thời đại, một biểu tượng sinh động về tình cảm thiêng liêng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đối với Bác, là di sản văn hóa vô giá để lại cho thế hệ hôm nay và mai sau.

Duy Anh - Minh Tân

Nguồn CAĐN: http://cadn.com.vn/news/71_108440_nie-m-tu-ha-o-cu-a-nhan-dan-tay-nguyen.aspx