Cực kỳ thú vị: Tiêu chuẩn chọn cung tần, mỹ nữ của các vị vua thời phong kiến Trung Quốc

Thế nào được coi là xứng đáng để được vào hậu cung, trở thành ái phi của các triều đại vua chúa Trung Hoa?

Đối với mỹ nhân sống trong cung, thứ bậc không chỉ thể hiện quyền lực, địa vị của họ mà còn thể hiện sự sủng ái của đấng quân vương. Vì vậy, một khi đã vào cung là phải có địa vị, và đó cũng là nguyên do những cuộc chiến tranh giành địa vị chốn hậu cung cứ xảy ra mãi không dứt.

Những người được lựa chọn đều phải trải qua những đợt kiểm tra cực kỳ nghiêm ngặt. Một hội đồng cấp hoàng gia được thành lập để tiến hành tìm hiểu, kiểm tra những cô gái này một cách toàn diện từ độ tuổi, sinh lý tới tâm lý....

1. Ngoại hình, tuổi tác

Tiêu chuẩn nói chung là dung mạo xinh đẹp, vóc dáng cao ráo, không được phép có bất cứ khuyết điểm nào về sinh lý. Ví dụ chỉ cần một nốt ruồi nhỏ trên má thì cô gái đó coi như vĩnh viễn bị loại khỏi giấc mơ hoàng cung xa xỉ.

Về độ tuổi, đối tượng được lựa chọn tuyển vào cung là những cô gái trẻ tuổi dưới 20. Tuy nhiên, tùy từng mục đích, nhu cầu cũng như quy chế của các triều đại mà quy định về độ tuổi cũng có khác nhau.

- Triều nhà Hán khi tuyển mỹ nữ đều yêu cầu phải là những cô gái tuổi trên 13 và dưới 20.

- Thời Tam Quốc, vua nước Ngô là Tôn Hạo ra quy định, các mỹ nữ được chọn đưa vào cung thì tuổi nhất thiết phải là 15, không hơn không kém.

- Thời nhà Bắc Tề thời Nam Bắc Triều, yêu cầu các mỹ nữ phải có độ tuổi từ 14 trở lên, 20 trở xuống.

- Thời Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương, độ tuổi được nâng lên một chút, từ 15 trở lên và 20 tuổi trở xuống.

2. Dung mạo, nhân phẩm

Độ tuổi là điều kiện cơ bản nhưng không phải là điều kiện quan trọng nhất. Chỉ cần có nhan sắc và lọt vào mắt xanh của Hoàng đế thì đến gái góa cũng có thể vào cung.

Trong các tiêu chuẩn tuyển mỹ nữ của hậu cung Trung Quốc thời cổ đại thì dung mạo và nhân phẩm mới là hai thước đo quan trọng nhất. Thông thường, dung mạo được các Hoàng đế Trung Quốc quan tâm nhất.

Các mỹ nữ được tuyển đưa vào hậu cung của Hoàng đế cần phải kiểm tra cơ thể. Những cô gái có nhan sắc đều là đối tượng tham gia tuyển chọn. Sau khi đã lọc xong đối tượng, người ta dùng xe chở toàn bộ về hậu cung để tiến hành kiểm tra và chọn lựa.

Mục tiêu là kiểm tra xem các cô gái có còn là trinh nữ hay không, về mặt sinh lý có bị khuyết tật nào không. Sau nhiều lần chọn lọc như vậy, người ta mới tìm và chọn ra cô gái có dung mạo xinh đẹp nhất để dâng cho Hoàng đế “sủng hạnh”.

Việc kiểm tra cơ thể các mỹ nữ được thực hiện cực kỳ cẩn thận tỉ mỉ và nghiêm ngặt. Người được lựa chọn phải là một mỹ nữ thực sự hoàn mỹ, không hề có tỳ vết, chỉ một vết bớt nhỏ ở ngực hay một nốt ruồi thậm chí ở cánh tay cũng ngay lập tức bị loại. Thực hiện việc kiểm tra này đều là các nữ thái giám, tức các nữ quan trong hậu cung.

Những câu chuyện tuyển chọn phi tần qua các đời trong lịch sử Trung Quốc:

Đời Chu

Trong “Lễ ký” ghi chế độ hậu phi của triều nhà Chu như sau: “Thiên tử đời xưa có sáu hậu cung, ba phu nhân, chín tần hai mươi bảy thị nữ tám mươi mốt thiếp”. Có nghĩa là hoàng đế có 6 cung nương nương, 3 phu nhân, 9 phi tần, 27 thị nữ, 81 vợ, cộng tất cả lại là 126 ngưòi với các cấp bậc khác nhau. Đây là những ghi chép bằng chữ sớm nhất trong lịch sử Trung Quốc về “chế độ hậu phi”.

Đời Tần

Nguồn gốc chọn lựa phi tần đời Tần chưa chặt chẽ. Có người là con gái chư hầu hoặc đại thần, được cha mẹ hiến cho hoàng đế. Có người bị vua chúa cướp về cũng có người nằm trong cảnh vừa dùng lễ vừa dùng vũ lực đe dọa lấy về.

Đời Hán

Trong “Hán Nghi chú” có ghi: “Mỗi năm vào đầu tháng tám, triều đình thu thuế má… của thiên hạ, và cũng nhân dịp này trưng thu cả con gái đẹp trong nước bằng cách phái 3 loại quan tới các vùng quê xung quanh Lạc Dương (thủ đô) tìm kiếm những người đẹp nhất trong số thiếu nữ từ 13 đến 20 tuổi, mang về cung”.

Những người đó phải qua một quá trình lựa chọ vô cùng khắt khe về cơ thể con người, dáng đi… ngoài các bộ phận lộ ra ngoài như mặt mũi tay chân răng miệng, làn da, làn tóc… mà còn kiểm tra kỹ cả các bộ phận bí mật trên cơ thể xem có nở nang, đầy đặn, đảm bảo sinh con đẻ cái hay không? Thậm chí cả hơi thở, mùi nách… cũng bị soi xét rất kỹ, ai không đạt yêu cầu sẽ bị loại không thương tiếc

Đời Tây Tấn

Vũ đế Tây Tấn, Tư Mã Viêm năm 273 đã ra lệnh, khi nhà vua tuyển cung phi nhà nào đem giấu con gái sẽ phạm tội “khi quân” bị xử tử, trước khi ông ta chọn phi tần cấm dân chúng cưới vợ gả chồng… Đến năm thứ hai đã có tới hơn 5000 mỹ nữ được gọi vào cung để nhà vua lựa chọn. Ngoài ra ông ta còn tùy ý lùng sục các nhà dân hễ thấy cô gái nào vừa ý là xông vào nhà chiếm đoạt.

Đời Đường

Những năm Khai Nguyên đời Đường, thiên hạ thái bình triều Đường cực thịnh, Huyền Tôn bắt đầu sống trụy lạc, hàng năm đều cho tìm kiếm lựa chọn gái đẹp vào cung, những người được tuyển vào cung nhưng không được vua yêu dần biến thành một loại nô bộc trong cung.

Theo “Tân Đường thư quan giả truyện” những năm đó đã có khoảng 40.000 cung nữ tại các cung vua, cung thái tử, hoàng tử…

Đời Nguyên

Người Mông Cổ vào thống trị trung nguyên, theo truyền thống dân tộc gọi hoàng hậu là “khả đôn”, giữ chế độ cung của ngưòi Hán, mỗi cung cũng có một hoàng hậu, dưới có một số phi tần, cho nên một hoàng đế có thể có một hoàng hậu, hai hoàng hậu, thậm chí một số hoàng hậu, như Hốt Tấ Liệt có tới 4 hoàng hậu.

Cháu trưởng Thành Cát Tư Hãn có tới 26 vợ. Các hạng phi tần tùy theo cấp bậc mỗi người ở trong một số lều quây quần cạnh nhau họp thành một thị trấn sầm uất.

Đời Minh

Năm Hồng Vũ thứ 14 (1381) nhà vua ra lệnh chọ các con gái trong độ tuổi 13-19 tại Tô Châu, Hàng Châu, Gia Lăng.. thuộc hai tỉnh Chiết Giang, Giang Tây về làm nữ tử hậu bị cung.

Năm 1621, hoàng đế Hy Tôn đã tập hợp được hơn 5000 người để lựa chọn, qua những qui tắc lựa chọn nghiêm ngặt như đã nói trên, cứ từng đợt, từng đợt loại bớt người xuống còn 1000, rồi xuống còn 300 cuối cùng chỉ được 50 người đủ tiêu chuẩn phi tần.

Đời Thanh

Đời nhà Thanh yêu cầu hậu cung rất cao, nói chung con gái đẹp đều phải thuộc người trong bát kỳ (đất gốc của tộc Mãn) rất ít chọn trong Hán tộc, Hàm Phong chỉ chọn được 4 gái đẹp người Hán, gọi họ là Tứ xuân nương nương.

Nữ 13 tuổi được gọi là “vừa tuổi” quá 16 tuổi đã bị gọi là “quá tuổi”, nói chung không được tham dự lựa chọn cho các cấp bậc cao hơn. Ở độ tuổi còn thích hợp thì được quyền tham dự đợt lựa chọn lần sau, nếu không khi quá 20 tuổi không được về nhà, nếu bị tàn tật qua phê chuẩn của hoàng đế có thể được miễn lựa chọn. Những người đã được hoàng đế phong danh hiệu thì bị ở trong cung đến hết đời.

Theo Khampha

Nguồn PNNews: http://phununews.vn/tinh-yeu-hon-nhan/cuc-ky-thu-vi-tieu-chuan-chon-cung-tan-my-nu-cua-cac-vi-vua-thoi-phong-kien-trung-quoc-158966/