Cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ: Sẽ không có kẻ thắng

VIT - Gần đây, “tỷ giá đồng Nhân dân tệ”, vấn đề cũ trong quan hệ Trung Quốc – Mỹ sau khi bị khủng hoảng tài chính nhấn chìm trong một thời gian dài đã lại một lần nữa nổi lên. Khác với những lần gây sức ép trước đó, lần này áp lực mà Mỹ gây ra cho Trung Quốc nặng nề hơn, trong một thời gian đã trở thành tiêu điểm của giới truyền thông quốc tế và là nỗi lo của các doanh nghiệp Trung Quốc có liên quan.

Lần này, bối cảnh tổng thể việc Mỹ gây sức ép cho Trung Quốc là cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ. Do chịu tác động bởi khủng hoảng tài chính, kim ngạch xuất khẩu của Mỹ sụt giảm mạnh. Mặc dù lượng xuất khẩu trong tháng 2/2010 tăng 24,4% so với cùng kỳ, nhưng kinh tế Mỹ vẫn thiệt hại nặng nề, điều quan trọng hơn đó là, tỷ lệ thất nghiệp - có ảnh hưởng nhất tới việc bỏ phiếu đã không giảm nhưng cũng không tăng mặc dù trong tình cảnh tổng thể nền kinh tế còn chưa tươi sáng. Theo đánh giá của một số chuyên gia kinh tế Mỹ, giá trị đồng USD tăng 10%, thì thâm hụt các tài khoản thông thường tương đương với mỗi năm sẽ tăng khoảng 200 – 250 tỷ USD. Mỗi một tài khoản thâm hụt 1 tỷ USD đồng nghĩa sẽ để mất đi khoảng 6000 – 10000 việc làm. Theo các tính toán trên, đồng USD đã bị đánh giá cao 10%, tương đương với việc mỗi năm sẽ mất 1,5 triệu việc làm. Quốc hội Mỹ dưới thời Tổng thống Bush cũng đã từng yêu cầu Bắc Kinh tăng tỉ giá đồng NDT. Từ tháng 7/2005 đến đầu năm 2008, Trung Quốc cũng đã có điều chỉnh tỉ giá đồng tiền của mình và tổng cộng lên được 20% so với đồng USD. Nhưng đồng USD lại mất giá và cuộc suy thoái kinh tế thế giới năm 2008 đã khiến Bắc Kinh neo đồng NDT vào đồng tiền Mỹ với tỉ giá thấp để dùng xuất khẩu làm động lực tăng trưởng. Và nay vấn đề này lại gây khó khăn cho một nước Mỹ đang cần đẩy mạnh xuất khẩu và hạn chế nhập siêu. Theo đánh giá của giới chuyên môn, với hàng loạt sự kiện trên tại chính trường Mỹ, một cuộc chiến mậu dịch giữa Bắc Kinh và Washington là khó tránh khỏi. Đảng Dân chủ Mỹ vốn có chủ trương bảo hộ mậu dịch do sức ép của các nghiệp đoàn. Hơn nữa, năm nay có bầu cử trong khi đảng này lại đang bị thất thế, vì vậy tranh chấp mậu dịch đã từng xảy ra hồi tháng 9/2009 về vấn đề lốp xe nhập từ Trung Quốc. Tiếp đến, việc tuyên bố xúc tiến xuất khẩu của ông Obama hôm 11/3 đã dẫn đến một cơ chế tập trung đẩy mạnh xuất khẩu với sự yểm trợ của chính quyền. Như vậy từ nay, xuất khẩu sẽ trở thành một mục tiêu nữa của chính trị và ngoại giao Mỹ. Một số người Mỹ đã đổ trách nhiệm sang Trung Quốc, trong thời gian xảy ra cơn bão tài chính, đồng NDT đã ngừng tăng giá, sự phục hồi kinh tế cũng đáng kinh ngạc. Chủ nhân giải Nobel kinh tế năm 2008 người Mỹ Paul Krugman cũng bày tỏ với tờ “New York Times” rằng, thặng dư của Trung Quốc năm 2010 sẽ vượt quá 450 tỷ USD, bằng 10 lần năm 2003. Điều khiến người Mỹ đứng ngồi không yên hơn đó là, theo thống kê của Mỹ, thâm hụt thương mại của Mỹ sang Trung Quốc đạt 18,3 tỷ USD. Những dự đoán và số liệu thống kê nói trên cũng đã đủ khiến người Mỹ tức giận Trung Quốc. Còn đối với Trung Quốc, đồng NDT tăng giá sẽ gây ra đòn chí tử cho ngành xuất khẩu Trung Quốc đặc biệt là ngành xuất khẩu theo mô hình tập trung nhiều lao động. Chẳng hạn như ngành xuất khẩu mặt hàng điện tử chiếm gần 60% kim ngạch xuất khẩu toàn quốc, lợi nhuận của ngành này chỉ có 2% - 3%, nếu tiền tệ tăng giá trên 3%, không gian sinh tồn của các doanh nghiệp này sẽ bị co hẹp lại, Hay như giá của các phương tiện gắn máy do doanh nghiệp Trung Quốc sản xuất gắn bó mật thiết với tỷ giá. Nếu đồng NDT tăng 1%, thì giá của nó cũng tăng 1%, thị phần tại châu Phi cũng sẽ bị thu hẹp mất 20%. Cuộc chiến này sẽ đi về đâu? Theo các nhà bình luận, nếu Trung Quốc không tăng giá đồng NDT, Mỹ sẽ đơn phương áp các biện pháp trừng phạt với hàng nhập khẩu của Trung Quốc nhưng Bắc Kinh cũng sẽ trả đũa như vụ lốp xe hơi hồi năm ngoái và như vậy cả hai bên đều bị thiệt, không có kẻ chiến thắng. Còn nếu Mỹ nhờ IMF, WB hay WTO can thiệp thì xem ra giải pháp này rất khó khả thi vì cơ chế của các tổ chức này. Suy cho cùng, cuộc chiến này cũng sẽ không mang lại thắng lợi cho cả hai bên Trung - Mỹ

Nguồn VITINFO: http://vitinfo.com.vn/muctin/kinhte/la74619/default.htm