Đá cảnh 'dằn mặt' tàu hỏa, ô tô

(24h) - Những bộ đá khổng lồ bày đặt ngay sát đường ray và trên đường quốc lộ đã thực sự trở thành nỗi ám ảnh cho người đi đường.

Những bộ đá cảnh khổng lồ được bày bán sát mép đường bộ hay ngay trong hành lang an toàn của đường sắt, đoạn đi qua huyện Thanh Liêm (tỉnh Hà Nam). Từ trước năm 1990, nghề đá cảnh đã bắt đầu xuất hiện ở xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm (tỉnh Hà Nam). Ban đầu chỉ có vài nhà tham gia, trước là để chơi, sau thành để bán. Dăm năm trở lại đây, nghề kinh doanh đá cảnh trở nên phát đạt đã thu hút khoảng gần 30 hộ trong xã tham gia, trở thành cả một làng nghề sầm uất. Anh Dương, một trong những hộ kinh doanh đá cảnh ở đây phác thảo một số nét về nghề này: Chơi đá cảnh ít người chơi lẻ mà thường chơi theo bộ, có nhiều bộ như: Phụ-Tử; Mẫu-Tử; Tam Sơn; Ngũ Hành Sơn; Cửu Sơn…Hầu hết người chơi đá cảnh đều có quan niệm về phong thủy, về mệnh (mạng) của mình, từ đó tùy chọn bộ để chơi. Bộ nhỏ nhất ở đây có giá khoảng 3-5 triệu đồng, trung bình lên đến trên dưới 100 triệu đồng; cá biệt có những bộ khổng lồ, cao hơn cả nhà 2 tầng có giá bán từ 200 triệu đồng trở lên. Đắt thế nhưng có khá nhiều người mua, gần đây còn có bộ được bán với giá 240 triệu đồng. Những người kinh doanh trước hết phải đi tìm nguồn đá từ nhiều nguồn, sau đó thuê thợ tại chỗ xẻ nhỏ rồi vận chuyển bằng ôtô về xưởng của mình. Tại đây, bằng con mắt nghề nghiệp họ ghép các thế cho đẹp, phần lớn để tự nhiên, song cũng nhiều bộ đá cảnh cần sự can thiệp: khoan, đục kỹ thuật. Đá cảnh được phân thành 2 loại: đá lũa và đá hộp; ngoài ra còn căn cứ vào vân đá mà phân thành nhiều loại: da beo, da hổ…Chưa hết, người bán còn chọn nhiều loại cây chuyên sống trên đá được ưa chuộng để trồng lên cho tự nhiên như cây củ tiền hay cây hoa đá. Sau tất cả những công đoạn đó, đá cảnh được chuyển đến tay người chơi, bao gồm cả công vận chuyển và xây bể chứa. Điều đáng tiếc là các hộ kinh doanh đá cảnh ở huyện Thanh Liêm lại bày bán đá một cách rất nguy hiểm. Rất, rất nhiều bộ đá cảnh to khổng lồ được họ bày bán sát mép quốc lộ 21 dẫn từ Phủ Lý về Nam Định, nơi mỗi ngày có hàng nghìn lượt xe cộ qua lại với tốc độ cao. Chưa hết, ngay phía đối diện, nhiều hộ bày đá cảnh ngay trong phạm vi an toàn của hành lang tuyến đường sắt Thống Nhất, nơi các chuyến tàu Bắc-Nam ngược xuôi. Những bộ đá cảnh đẹp đẽ vì thế vô tình trở thành chướng ngại vật vô cùng nguy hiểm cho cả giao thông đường bộ lẫn đường sắt. Dưới đây là chùm ảnh: Đá cảnh “đe” ôtô, “dọa” tàu hỏa Từ trước năm 1990, nghề đá cảnh đã bắt đầu xuất hiện ở xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm (tỉnh Hà Nam). Dăm năm trở lại đây, nghề kinh doanh đá cảnh trở nên phát đạt đã thu hút khoảng gần 30 hộ trong xã tham gia, trở thành cả một làng nghề sầm uất. Chơi đá cảnh ít người chơi lẻ mà thường chơi theo bộ, có nhiều bộ như: Phụ-Tử; Mẫu-Tử; Tam Sơn; Ngũ Hành Sơn; Cửu Sơn… Có những bộ khổng lồ, cao hơn cả nhà 2 tầng có giá bán từ 200 triệu đồng trở lên. Chưa hết, người bán còn chọn nhiều loại cây chuyên sống trên đá được ưa chuộng để trồng lên cho tự nhiên như cây củ tiền hay cây hoa đá. Những cây sống trên đá như thế này được tính tách riêng với tiền mua đá. Rất, rất nhiều bộ đá cảnh to khổng lồ được họ bày bán sát mép quốc lộ 21 dẫn từ Phủ Lý về Nam Định, nơi mỗi ngày có hàng nghìn lượt xe cộ qua lại với tốc độ cao. Những ụ đá cảnh chất thành đống, cao hơn đường tàu gây mất an toàn chạy tàu. Chưa hết, ngay phía đối diện, nhiều hộ bày đá cảnh ngay trong phạm vi an toàn của hành lang tuyến đường sắt Thống Nhất, nơi các chuyến tàu Bắc-Nam ngược xuôi Những xưởng chế biến đá... ...nằm ngay sát đường tàu. Bầy những hòn non bộ sát với đường tàu hỏa. Đoạn đường sát chạy qua đây kéo dài khoảng 1km với rất nhiều xưởng sản xuất đá cảnh... Vi phạm hành lang an toàn đường sắt Chuyện diễn ra từ nhiều năm nay nhưng không thấy có cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý ???

Nguồn 24H: http://www21.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/da-canh-dan-mat-tau-hoa-o-to-c46a299952.html