Đặc quyền quân sự của Nga tại Crimea

Phương Tây liên tục cáo buộc Nga đưa quân vào Crimea mà cố tình phớt lờ sự thật về thỏa thuận quân sự giữa Moscow và Kiev, cho phép Nga duy trì 25.000 quân ở bán đảo tự trị này.

Đại sứ chính phủ lâm thời Ukraina tại Liên Hiệp Quốc cho biết, Nga đang triển khai khoảng 16.000 binh sĩ ở bán đảo tự trị Crimea. Ngay lập tức, truyền thông phương Tây chộp lấy thông tin này mà bỏ qua thỏa thuận quân sự Nga – Ukraina, cho phép Moscow duy trì số quân lên tới 25.000 người ở nước Cộng hòa tự trị Crimea, vùng đất từng thuộc chủ quyền nước Nga.

Video

Nhóm vũ trang đối đầu binh sĩ Ukraina tại căn cứ Belbek

Đoàn binh sĩ Ukraine, dẫn đầu là một quân nhân mang quốc kỳ vừa đi vừa hát và tiến đến sát nhóm binh sĩ thân Nga. Bất chấp cảnh cáo, họ tiến đến gần, đối mặt.

Hãng thông tấn RT của Nga phản pháo cách khai thác thông tin của truyền thông phương Tây, tạo hiểu lầm rằng Nga đang thực hiện một cuộc xâm lược toàn diện vào Crimea. Những tiêu đề RT lấy làm ví dụ bao gồm, “Ukraina cáo buộc Nga gửi 16.000 binh sĩ tới Crimea”, “Cuộc khủng hoảng Ukraina trở nên sâu sắc hơn do Nga đưa quân tới Crimea” hay “Ông Obama sẽ làm gì trước cuộc xâm lược của Nga và Crimea”.

Hãng thông tấn nước Nga lập luận, dường như truyền thông phương Tây cố tình quên thỏa thuận quân sự giữa Ukraina và Nga cùng sự thật quân đội Moscow đã hiện diện ở Crimea từ hơn một thập kỷ qua. Hôm 4/3, ông Vitaly Churkin, Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc, cũng nhắc nhở các nước phương Tây và chính quyền mới của Ukraina rằng, Nga có quyền duy trì quân đội ở Crimea. Số binh sĩ hiện nay vẫn chưa phải con số tối đa mà Nga có quyền triển khai.

Người dân Crimea khá quen thuộc với hình ảnh những chiến hạm Nga. Ảnh: Reuters.

Để minh chứng cho sự hợp pháp của Nga, hãng thông tấn RT trích dẫn quy định trong thỏa thuận quân sự giữa Nga – Ukraina, những điều vốn ít được phương Tây nhắc đến.

Hạm đội Biển Đen từng là trọng tâm tranh chấp giữa Nga và Ukraina sau khi Liên Xô tan vỡ năm 1991. Năm 1997, hai bên tìm được tiếng nói chung cho số phận hạm đội này. Năm 1999, quốc hội 2 nước phê chuẩn thỏa thuận cho phép Nga giữ 81,7 % số khí tài nhưng phải trả cho Ukraina khoản tiền bồi thường 526,5 triệu USD.

Video

Tổng thống Nga thị sát tập trận

Nhà lãnh đạo Nga đã tới vùng Leningrad để thị sát cuộc tập trận của binh sĩ trong bối cảnh căng thẳng leo thang tại bán đảo tự trị Crimea của Ukraina.

Hàng năm, Moscow phải trả thêm cho Kiev khoản tiền 97,7 triệu USD để sử dụng các khí tài quân sự và hải phận của Ukraina. Ngoài ra, nó còn bao gồm phí tổn môi trường do những hoạt động của hạm đội Biển Đen gây ra.

Theo thỏa thuận ban đầu, Ukraina cho phép Nga đặt căn cứ hạm đội Biển Đen ở Crimea đến năm 2017. Một thỏa thuận bổ sung cho phép Nga duy trì căn cứ hải quân này đến năm 2042.

Thỏa thuận năm 2007 ghi rõ, Nga được phép duy trì quân số lên tới 25.000 người ở Crimea cùng 24 hệ thống pháo nòng nhỏ 100 mm, 132 xe bọc thép và 22 máy bay quân sự.

5 đơn vị hải quân Nga đang đóng ở thành phố cảng Sevastopol của bán đảo tự trị Crimea, hoàn toàn phù hợp với hiệp định chung giữa 2 nước.

Bên cạnh các căn cứ hải quân, Nga còn có 2 căn cứ không quân nằm ở thị trấn Kacha và Gvardeysky của Crimea.

Soái hạm Moskva của Nga. Ảnh: Ria Novosti.

Các lực lượng bờ biển của Nga ở Ukraina bao gồm trung đoàn tên lửa phòng không số 1096, lữ đoàn thủy quân lục chiến số 810 với biên chế 2.000 quân.

Nhằm bảo vệ tốt nhất cho quyền lợi của đất nước và công dân Nga ở Ukraina, quốc hội Nga đã thông qua đề xuất can thiệp quân sự vào quốc gia láng giềng của Tổng thống Putin. Ông chủ Điện Kremlin toàn quyền quyết định việc đưa quân vào Ukraina nhằm đảm bảo hòa bình và trật tự trong khu vực.

Trong khi đó, Cộng hòa tự trị Crimea sẽ tổ chức cuộc trưng cầu dân ý để quyết định tương lai bán đảo. Người Crimea, với phần lớn là người dân tộc Nga, sẽ quyết định bán đảo này là một quốc gia độc lập, có chủ quyền hay là một phần của Ukraina như từ năm 1954 đến nay.

Hơn 5.500 lính Ukraina chạy sang chính quyền Crimea

Hơn 5.500 binh sĩ đóng quân ở bán đảo Crimea quyết định ra khỏi lực lượng vũ trang thuộc chính quyền Ukraina và tuân theo mệnh lệnh của lãnh đạo khu tự trị Crimea.

Hồng Duy

Nguồn Znews: http://news.zing.vn/dac-quyen-quan-su-cua-nga-tai-crimea-post396816.html