Đặc sắc tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ - Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ là một tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời của người Việt, có nguồn gốc từ thời tiền sử khi người Việt thờ các thần linh thiên nhiên.

Nguồn gốc của tục thờ Mẫu Tam Phủ

Theo một số nghiên cứu lịch sử, tục thờ Mẫu Tam Phủ có nguồn gốc từ lâu đời khi xã hội còn trong thời kỳ tiền sử để thờ các thần linh thiên nhiên cho mưa thuận gió hòa. Các thần linh xuất hiện trong khái niệm Thánh Mẫu hay còn gọi là nữ thần Mẹ. Theo thời gian, tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu phát triển thành tín ngưỡng Tam Phủ (Thiên Phủ - Địa Phủ - Thoải Phủ).

Đến khoảng thế kỷ XVI, trên cơ sở tín ngưỡng Tam phủ, cùng sự ra đời của Thánh Mẫu Liễu Hạnh, một tín ngưỡng bản địa sơ khai được hình thành là đạo Mẫu. Tín ngưỡng thờ Mẫu còn gắn liền với nghệ thuật chầu văn hay còn gọi là hát văn - một loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống của người Việt đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Nghi lễ hầu đồng là nghi thức tín ngưỡng tiêu biểu của đạo Mẫu

Nghi lễ chầu văn (hầu đồng) là một nghi thức tín ngưỡng thực hành tiêu biểu nhất của đạo Mẫu. Hát chầu văn là một loại hnhf ra đời sớm hơn so với những loại hình dân ca khác. Một trong những nhánh khác của loại hình này là lên đồng mà thường các thánh sẽ hóa thân vào nhân vật và dùng nhạc hay lời lẽ để kể lại câu chuyện. Đây gần như là nghi thức giao tiếp với các thần linh, các vị Thánh thông qua các ông đồng, bà đồng nhằm trừ ma, phán bệnh, ban phúc, ban lộc...

Trong khóa lễ, người đứng giá hầu thường gọi là thah đồng, đi theo đồng thường có khoảng 2 đến 4 người phụ đồng chuẩn bị đồ lễ, thay trang phục các thánh khác nhau khi hiện về...Những trang phục hầu đồng phải phù hợp với từng giá khác nhau.

Hầu đồng giúp mọi người hiểu về những câu chuyện có trong lịch sử, những chiến công của những vị thánh. Bên cạnh việc giao tiếp với thần linh thì người Việt còn quan niệm sau khi chết linh hồn người chết vẫn theo dõi cuộc sống hàng ngày. Vì vậy khi lên đồng linh hồn người chết có thể nhập vào đồng cô, đồng cậu để nói chuyện với người thân, yêu cầu, vận mệnh, tương lai...

Mang giá trị văn hóa tốt đẹp

Đây là một nét đặc sắc trong văn hóa tâm linh của người Việt, là giá trị tinh thần không thể phủ nhận. Đây là loại hình pha trộn tôn giáo bản địa của người Việt và một số yếu tố tôn giáo và các vị thần không chỉ có nguồn gốc từ người Kinh mà còn xuất phát từ những dân tộc như dân tộc Mường, Dao, Nùng...thể hiện sự giao thoa về nền văn hóa của các dân tộc.

Giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ ở đây là phong tục tập quán mang tín ngưỡng thờ cúng tượng nữ thần và những nhân vật anh hùng có trong lịch sử, những tướng có công với đất nước. Đây được coi là loại hình nghệ thuật dân tộc, trình diễn nghệ thuật hội tụ các yếu tố như âm nhạc, trang phục, diễn xướng, múa...

Đây là một trong những tập tục mang đậm nét văn hóa của người Việt

Trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện nay từ những thánh đồng kết hợp với việc sử dụng âm nhạc mang tính tâm linh với các lời văn, hát văn được coi là hình thức ca hát mang ý nghĩa diễn xướng hầu thánh. Nghi thức này được diễn ra tại hầu hết các địa phương trên địa bàn tỉnh trong đó tập trung chủ yếu tại xã Chí Linh ( đến Kiếp Bạc, đến Gốm, đến Dím...), huyện Kinh Môn ( chùa An Thủy, đền Cao An Phụ...), huyện Gia Lộc ( đền Cối Xuyên, đền Cuối...)

Trên địa bàn tỉnh Hải Dương còn hàng chục đền thờ Mẫu, Thánh do các thanh đồng lập nên cùng người dân thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ. Phong tục này thể hiện sự gắn kết với đời sống người dân, đời sống tinh thần cung các tập tục văn hóa được cộng đồng trân trọng và giữ gìn từ nhiều đời nay.

Đông Bắc

Nguồn TBDN: http://tbdn.com.vn/dac-sac-tin-nguong-tho-mau-tam-phu---di-san-van-hoa-phi-vat-the-cua-nhan-loai_n20992.html