Đài Loan thiếu trứng nghiêm trọng khi giá hàng hóa tăng cao kỷ lục

Tình trạng thiếu trứng nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ đã xảy ra tại nơi đây. Hội đồng Nông nghiệp Đài Loan ước tính nhu cầu hàng ngày vượt quá nguồn cung khoảng 2 triệu quả trứng. Tổng cộng, 23,5 triệu người Đài Loan ăn khoảng 22 triệu đến 23 triệu quả trứng mỗi ngày.

Mary Hu, một chủ cửa hàng quần áo ở Đài Bắc và là mẹ của 3 đứa con, đã từ chối vứt bỏ 5 quả trứng đã bị nứt vỏ mà dùng chúng để làm một bát cơm chiên lớn cho bữa trưa.

Hòn đảo này đã chứng kiến tình trạng thiếu trứng trong những tháng gần đây. Ảnh: Reuters.

Cô ấy buồn bã nói: “Làm sao tôi có thể vứt chúng đi? Bạn có biết bây giờ mua trứng khó thế nào không?”

Perry Lee, cũng sống ở Đài Bắc, đã đến 5 siêu thị và cửa hàng tạp hóa ở khu vực lân cận của mình trong tuần qua đồng thời liên tục kiểm tra UberEats và Food Panda - những nền tảng giao hàng phổ biến nhất của Đài Loan. Tuy nhiên, anh ta không tìm thấy bất kỳ quả trứng nào tại những địa điểm trên.

Lee nói: “Tôi đang săn trứng cho bà và con trai tôi, những người cần trứng cho bữa sáng của họ. Tất cả các siêu thị và cửa hàng tạp hóa tôi đến đều nói với tôi rằng trứng đã hết hàng. Cuối cùng tôi đã mua hai quả trứng từ một nhà hàng lẩu.”

Các cửa hàng tạp hóa thì nhận thấy sự tuyệt vọng đối với tình trạng thiếu hụt trứng hiện đang lan rộng khắp Đài Loan. Một nhân viên thu ngân của siêu thị Carrefour nói với Nikkei Asia rằng: “Mọi chuyện đã diễn ra như thế này trong một thời gian và chúng tôi không biết khi nào trứng sẽ được nhập về.”

Tình trạng thiếu trứng trên quốc đảo này đang ngày càng trở nên tồi tệ hơn trong những tháng gần đây và tình hình gia tăng trong những ngày nghỉ Tết Nguyên đán do nhu cầu về trứng tăng cao.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này, chẳng hạn như, người nuôi trứng đang phải trả giá cao đối với các loại ngũ cốc như ngô, đậu nành và lúa mì - những nguyên liệu chính làm thức ăn chăn nuôi. Chi phí hậu cần của họ cũng đang tăng lên, và làn sóng dịch cúm gia cầm đã hạn chế thêm tài chính của họ.

Những người nông dân nản lòng hiện đã từ bỏ việc mua thức ăn cho gà bởi giá thức ăn quá cao và kết quả là số lượng trứng ít hơn rất nhiều.

Ngành chăn nuôi của Đài Loan từ lâu đã phụ thuộc vào ngũ cốc nhập khẩu để làm thức ăn gia súc. Nhưng theo điểm chuẩn của Hội đồng Thương mại Chicago, giá ngô đã tăng hơn gấp đôi kể từ cuối tháng 4 năm 2020. Trong khi đó, giá lúa mì đã có bước nhảy vọt 45%, và giá đậu tương tăng hơn 80%.

Hơn nữa, chính phủ Đài Loan đã siết chặt lợi nhuận của người chăn nuôi trứng, yêu cầu họ không tăng giá bán lẻ đối với những gì họ đã xác định là thực phẩm thiết yếu hàng ngày.

Nguồn cung cấp protein cho bữa sáng phổ biến hiện đang là một điềm báo: Lạm phát nhập khẩu ngày càng gia tăng dẫn đến Đài Loạn phải phụ thuộc vào thương mại.

Louisa Coffee, một nhà điều hành chuỗi cà phê lớn ở Đài Loan, đang tăng giá hơn 40 sản phẩm, điều này cho thấy rằng chi phí nguyên liệu đầu vào đã tăng. Yuen Foong Yu Consumer Products, nhà sản xuất giấy vệ sinh lớn nhất Đài Loan, vừa thông báo sẽ tăng giá vào cuối tháng này.

Dan Dan Burger, một nhà điều hành chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh hàng đầu ở miền Nam Đài Loan, đã tăng giá gà rán lần đầu tiên sau 22 năm, và cửa hàng trà Chun Shui Tang đã tăng giá trà bong bóng đặc trưng của mình lên khoảng 5,5%.

Hôm thứ 2, chính quyền của Tổng thống Tsai Ing-wen đã thông báo trợ cấp 3 đô la Đài Loan mới (0,11 USD) cho mỗi 0,6 kg trứng mà nông dân sản xuất để bù đắp cho việc đóng băng giá bán lẻ. Chính phủ cũng sẽ tăng nhập khẩu trứng từ Nhật Bản, Úc và Mỹ.

Chen Chi-chung, Bộ trưởng Hội đồng Nông nghiệp, nói với các phóng viên hôm thứ 2 rằng chính phủ sẽ xem xét tăng trợ cấp vào cuối tháng này nếu chính sách hiện tại không khuyến khích người chăn nuôi trứng tăng sản lượng.

John Chou của DaChen Great Wall Group, nhà điều hành trang trại gà lớn nhất Đài Loan và nhà cung cấp các sản phẩm nông nghiệp, nói với Nikkei Asia một số yếu tố đằng sau tình trạng thiếu trứng. Ông liệt kê chi phí nguyên vật liệu tăng, xu hướng giá bán lẻ không thuận lợi và dịch cúm gia cầm trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Ngoài ra, ông nói, thời tiết xấu như mưa và lạnh đã ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất trứng.”

Đại diện của Charoen Pokphand Enterprise (Đài Loan), nhà điều hành trang trại gà lớn thứ hai của Đài Loạn nói rằng đây là tình trạng thiếu trứng nghiêm trọng nhất ở Đài Loan trong nhiều thập kỷ.

Người đại diện nói: “Thực sự là rất nhiều áp lực đối với những người chăn nuôi trứng, đặc biệt là những người nhỏ hơn phải chịu nhiều thiệt hại hơn. Tất cả chúng ta cần phải gánh chịu tất cả các loại chi phí tăng cao, từ ngô đến hậu cần. Chúng tôi mong đợi động thái nhập khẩu trứng của chính phủ có thể giảm bớt phần nào tình hình, nhưng hầu hết những ngưởi nông dân vẫn cho rằng tình hình này có thể kéo dài ít nhất đến cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4.”

Người đại diện cho biết, khi chi phí thức ăn tăng cao, nhiều trang trại nuôi trứng đã loại bỏ những lớp gà già hơn và đang nuôi những con gà mái nhỏ để nâng cao hiệu quả. Nhưng phải mất khoảng 18 tuần để những con gà mái mới trưởng thành.

Để ổn định giá giữa các lĩnh vực, chính quyền Tsai đã tổ chức một số cuộc họp liên bộ trong vài tháng qua. Hôm Chủ nhật, chính phủ cho biết họ sẽ giảm thuế quan và thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu, miễn thuế kinh doanh 5% đối với ngô, lúa mì và đậu nành, giảm một nửa thuế đối với bơ và sữa bột, đồng thời cắt giảm thuế hàng hóa đối với nhiên liệu diesel và xăng.

Bộ Tài chính cho biết giá nhập khẩu đối với ngô, lúa mì và đậu tương đã tăng kể từ tháng 1 năm 2021, dẫn đến giá thức ăn chăn nuôi, dầu ăn, bột nở, mì và bánh mì trong nước biến động.

Bộ cho biết trong một tuyên bố báo chí: “Chúng tôi kêu gọi các nhà nhập khẩu và chủ doanh nghiệp tham gia vào các đợt giảm thuế mới nhất của chính phủ và cho phép chúng được phản ánh trong giá bán lẻ.”

Darson Chiu, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Kinh tế Đài Loan, nói với Nikkei Asia rằng Đài Loan sẽ không dễ dàng thoát khỏi lạm phát nhập khẩu sớm.

Theo các chuyên gia kinh tế, chỉ số giá bán buôn đã duy trì trên 10% kể từ tháng 4 năm ngoái, trong khi chỉ số giá tiêu dùng đang tăng vừa phải, ở mức khoảng 2%. Giờ đây, áp lực dồn hết lên các công ty và người bán buôn. Họ đang chịu chi phí tăng cao do phần lớn nguyên liệu thô được nhập khẩu. Vẫn còn khoảng cách lớn giữa nhà cung cấp và người tiêu dùng ... nhưng người tiêu dùng rất nhạy cảm với bất kỳ sự thay đổi giá nào.

Nếu lạm phát tiếp tục và chỉ số CPI bắt đầu tăng đáng kể, điều đó sẽ ảnh hưởng đến chi tiêu tư nhân và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, nếu chính phủ chỉ để đồng đô la Đài Loan tăng giá để tăng sức mua của người dân, nó sẽ ảnh hưởng đáng kể đến xuất khẩu của Đài Loan.

Huy Hoàng (Theo Asia Nikkei )

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/dai-loan-thieu-trung-nghiem-trong-khi-gia-hang-hoa-tang-cao-ky-luc-post180734.html