Đầu xuân xem trai làng Triều Khúc giả gái múa 'con đĩ đánh bồng'

Điểm nhấn của Lễ hội làng Triều Khúc nằm ở màn múa 'con đĩ đánh bồng' của các chàng trai giả gái.

Chiều 18/2, (tức mùng 9 tháng Giêng Âm lịch), làng Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) mở lễ hội truyền thống, đây là nơi thờ Thành hoàng Phùng (Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng).

Chiều 18/2, (tức mùng 9 tháng Giêng Âm lịch), làng Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) mở lễ hội truyền thống, đây là nơi thờ Thành hoàng Phùng (Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng).

Tương truyền, trước đây làng Triều Khúc là nơi Phùng Hưng (Bố Cái Đại Vương) luyện quân để giao chiến với tướng giặc Đào Chính Bình nhà Đường Trung Quốc. Đây không phải là quê của Phùng Hưng nhưng sau khi chiến thắng lên ngôi vua, dân làng Triều Khúc thờ Phùng Hưng và suy tôn ngài thành Thánh.

Tương truyền, trước đây làng Triều Khúc là nơi Phùng Hưng (Bố Cái Đại Vương) luyện quân để giao chiến với tướng giặc Đào Chính Bình nhà Đường Trung Quốc. Đây không phải là quê của Phùng Hưng nhưng sau khi chiến thắng lên ngôi vua, dân làng Triều Khúc thờ Phùng Hưng và suy tôn ngài thành Thánh.

Lễ hội làng Triều Khúc diễn ra từ mùng 9 đến 12 tháng Giêng hàng năm, với lễ rước sắc Phùng Hưng mang ý nghĩa mời thánh nhân về ngự tại đại đình, mừng Ngài đăng quang, tạ ơn ngài đã ban cho dân làng một cuộc sống ấm no, an lành.

Lễ hội làng Triều Khúc diễn ra từ mùng 9 đến 12 tháng Giêng hàng năm, với lễ rước sắc Phùng Hưng mang ý nghĩa mời thánh nhân về ngự tại đại đình, mừng Ngài đăng quang, tạ ơn ngài đã ban cho dân làng một cuộc sống ấm no, an lành.

Điểm nhấn của lễ hội làng Triều Khúc nằm ở màn múa “con đĩ đánh bồng” của các chàng trai giả gái.

Điểm nhấn của lễ hội làng Triều Khúc nằm ở màn múa “con đĩ đánh bồng” của các chàng trai giả gái.

Theo tục xưa kể lại, khi vua Phùng Hưng Bố Cái Đại Vương tập kết các nghĩa sĩ tại làng Triều Khúc để bao vây đạo quân nhà Đường, để khích động tướng sĩ và cũng là để giải trí cho nghĩa quân, Nhà vua đã cho binh lính đóng giả làm gái, ăn mặc sặc sỡ và đeo trống múa bồng.

Theo tục xưa kể lại, khi vua Phùng Hưng Bố Cái Đại Vương tập kết các nghĩa sĩ tại làng Triều Khúc để bao vây đạo quân nhà Đường, để khích động tướng sĩ và cũng là để giải trí cho nghĩa quân, Nhà vua đã cho binh lính đóng giả làm gái, ăn mặc sặc sỡ và đeo trống múa bồng.

“Con đĩ đánh bồng” – sản phẩm văn hóa độc đáo, là niềm tự hào lớn của người dân làng Triều Khúc.

“Con đĩ đánh bồng” – sản phẩm văn hóa độc đáo, là niềm tự hào lớn của người dân làng Triều Khúc.

Các chàng trai làng Triều Khúc trong bộ quần áo mớ ba mớ bảy, má phấn môi son múa điệu “con đĩ đánh bồng” cuốn hút người xem.

Các chàng trai làng Triều Khúc trong bộ quần áo mớ ba mớ bảy, má phấn môi son múa điệu “con đĩ đánh bồng” cuốn hút người xem.

Theo lời kể của các bậc cao nhân của làng Triều Khúc, trong mỗi lần hội làng phải ít nhất phải có 6 “con đĩ” nhảy điệu múa bồng.

Theo lời kể của các bậc cao nhân của làng Triều Khúc, trong mỗi lần hội làng phải ít nhất phải có 6 “con đĩ” nhảy điệu múa bồng.

Em Lưu Bảo Khánh (13 tuổi) là thành viên nhỏ tuổi nhất trong đội múa. Đây là lần đầu tiên Bảo Khánh múa "con đĩ đánh bồng". Cậu bé chia sẻ, điệu múa bồng không khó, chỉ mất khoảng 1-2 tháng là có thể múa thành thạo các động tác.

Em Lưu Bảo Khánh (13 tuổi) là thành viên nhỏ tuổi nhất trong đội múa. Đây là lần đầu tiên Bảo Khánh múa "con đĩ đánh bồng". Cậu bé chia sẻ, điệu múa bồng không khó, chỉ mất khoảng 1-2 tháng là có thể múa thành thạo các động tác.

"Lúc đầu đánh phấn, tô son giả gái múa bồng em cũng hơi ngượng, nhưng bây giờ em đã quen rồi. Em rất vui vì mọi người thích thú với điệu múa này", Bảo Khánh chia sẻ.

"Lúc đầu đánh phấn, tô son giả gái múa bồng em cũng hơi ngượng, nhưng bây giờ em đã quen rồi. Em rất vui vì mọi người thích thú với điệu múa này", Bảo Khánh chia sẻ.

Các chàng trai được chọn múa bồng mặt mũi khôi ngô, tuấn tú, tươi tắn, ngoan ngoãn, con nhà gia giáo.

Các chàng trai được chọn múa bồng mặt mũi khôi ngô, tuấn tú, tươi tắn, ngoan ngoãn, con nhà gia giáo.

Điệu múa bồng cực phóng khoáng, dứt khoát mạnh mẽ, nhưng cũng rất mềm mại, linh hoạt.

Điệu múa bồng cực phóng khoáng, dứt khoát mạnh mẽ, nhưng cũng rất mềm mại, linh hoạt.

“Con đĩ đánh bồng” là 1 trong 10 điệu múa dân gian xưa của đất Thăng Long.

“Con đĩ đánh bồng” là 1 trong 10 điệu múa dân gian xưa của đất Thăng Long.

Mắt lúng liếng, miệng cười xinh trong những bước nhảy linh hoạt, họ thướt tha hòa cùng nhịp trống dồn dập khiến người xem thích thú.

Mắt lúng liếng, miệng cười xinh trong những bước nhảy linh hoạt, họ thướt tha hòa cùng nhịp trống dồn dập khiến người xem thích thú.

Các em nhỏ trong điệu múa sinh tiền.

Các em nhỏ trong điệu múa sinh tiền.

Hội làng Triều Khúc được đánh giá là vẫn giữ được nét đẹp lễ hội truyền thống, nó mang cốt cách, nét đẹp tâm linh của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Hội làng Triều Khúc được đánh giá là vẫn giữ được nét đẹp lễ hội truyền thống, nó mang cốt cách, nét đẹp tâm linh của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Hà Phương/VOV.VN

Nguồn VOV: https://vov.vn/van-hoa/dau-xuan-xem-trai-lang-trieu-khuc-gia-gai-mua-con-di-danh-bong-post1077514.vov