ĐBQH: 'Đất rừng còn bị mang đi bán thì trồng rừng bằng niềm tin hay sao?'

Đại biểu Quốc hội Gia Lai nêu thực tế không những rừng bị tàn phá nặng nề mà đến đất rừng cũng bị đào bới mang đi nên cần phải có chế tài đối với việc lấy đất rừng này.

Sáng 19/6, phát biểu thảo luận ở hội trường về dự án Luật Bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi), đại biểu Ksor Phước Hà (Ksor H’Bơ Khăp) - Gia Lai cho biết hiện nay mỗi năm cả nước xảy ra 7.000 vụ phá rừng, 20.000 vụ vận chuyển chế biến lâm sản trái phép. Đây là số liệu công khai.

 ĐBQH Ksor Phước Hà - tỉnh Gia Lai phát biểu ý kiến về dự án Luật bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi).

ĐBQH Ksor Phước Hà - tỉnh Gia Lai phát biểu ý kiến về dự án Luật bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi).

"Cùng với sự phát triển vượt trội về kinh tế phát triển cây công nghiệp với bạt ngàn cao su, bạt ngàn cà phê, xây dựng thương hiệu thế giới về hồ tiêu.

Theo đó hàng loạt những công trình thủy điện lớn, nhỏ, trải dài theo những khe suối, con sông, với việc xả lũ đúng quy trình cho con trâu, con bò được trèo lên ngọn cây, mái nhà để chiêm ngưỡng. Vậy nên tôi đề nghị chấm dứt không cho xây dựng các công trình thủy điện nữa", đại biểu Ksor Phước Hà đề nghị.

Bài liên quan

Đại biểu Quốc hội tranh luận vụ Đồng Tâm: Tổng Thanh tra Chính phủ phản hồi

Đại biểu Quốc hội: 'Sự trả thù người tố cáo tinh vi đến mức văn minh'

Đại biểu Ksor Phước Hà cho rằng nói đến rừng chúng ta không chỉ đang nói đến những thân cây to và tán lá rộng mà ta nói đến hệ sinh thái thảm thực vật, các sinh vật đang ngày đêm tìm cách sinh tồn dưới sự truy sát của con người.

"Trong khi đó con người chúng ta cũng đang vật vã, hổn hển, khi một người trưởng thành phải hít khoảng 6 triệu tấn ô xy mỗi năm, sẽ tìm đâu ra khi nhà nhà điều hòa, xe máy, ô tô, cao su trồng tràn mọi vùng, miền. Chúng ta không thể phủ xanh đồi trọc bằng cây cao su vì nó chiếm O2 và thải ra CO2, không con gì có thể tồn tại trong rừng cao su", đại biểu Hà ý kiến.

Tây Nguyên đang ngày càng bị sa mạc hóa. Không những rừng bị tàn phá nặng nề mà đến đất rừng cũng bị đào bới mang đi. Theo Luật Đất đai thì bị phạt hành chính.

"Đất rừng mà còn bị mang đi bán thì trồng rừng bằng niềm tin hay sao? Ta có nên gọi diện đối tượng này là địa tặc hay không? Tôi đề xuất cần phải xử lý việc lấy đất rừng cũng như xử lý đối với cây rừng", đại biểu Ksor Phước Hà nói.

Bên cạnh đó, vị nữ đại biểu Gia Lai cho rằng ở Điều 92, trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp còn chung chung, chưa chỉ rõ cụ thể người chịu trách nhiệm khi rừng bị phá, cháy rừng và mất rừng.

Video: Điểm lại những phát ngôn ấn tượng của các đại biểu Quốc hội

Trong khi đó, đại biểu Mùa A Vảng (Điện Biên) cho biết: “Thực tế cho thấy, không ít vụ việc khai thác gỗ, săn bắt, buôn bán động vật hoang dã có sự tiếp tay, bao che của người có chức, có quyền và sự làm ngơ của lực lượng chức năng. Do vậy, Luật cần quy định cụ thể hành vi này tại Điều 9, góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng”.

Đại biểu Mùa A Vảng (Điện Biên).

Đại biểu Vàng cho rằng dân là người trực tiếp bảo vệ rừng, chủ yếu là người dân nghèo, cuộc sống của họ gắn chặt với rừng. Không một lực lượng bảo vệ rừng nào bảo vệ tốt hơn sự tham gia của người dân.

"Việc chặt phá rừng là để sinh tồn, dù biết việc làm đó là vi phạm pháp luật, chỉ khi nào họ thấy bảo vệ rừng sẽ đảm bảo được cuộc sống của họ thì rừng sẽ được bảo vệ tốt hơn. Một thực tế là khi chúng ta thực hiện việc chi trả dịch vụ môi trường rừng thì rừng đã xanh tươi trở lại. Vì thế cần quy định cụ thể hơn chính sách của Nhà nước trong phát triển rừng” đại biểu Mùa A Vảng đề nghị.

>>> Đọc thêm: Đại biểu Quốc hội: 'Sự trả thù người tố cáo tinh vi đến mức văn minh'

Nguồn VTC: http://vtc.vn/dbqh-dat-rung-ma-con-bi-mang-di-ban-thi-trong-rung-bang-niem-tin-hay-sao-d330903.html