Đề xuất BHYT chi trả sàng lọc sơ sinh, chẩn đoán sớm một số bệnh, khám sức khỏe định kỳ

Trong dự án Luật BHYT sửa đổi, Bộ Y tế đề xuất người tham gia BHYT được chi trả các dịch vụ sàng lọc sơ sinh, sàng lọc trước sinh, sàng lọc bệnh lây truyền từ mẹ sang con, sàng lọc, khám, chẩn đoán sớm một số bệnh, khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh, chữa bệnh tại nhà…

Đề xuất mở rộng quyền lợi cho người tham gia BHYT

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật BHYT có nhiều điểm mới quan trọng, đột phá mạnh mẽ, tạo cơ chế pháp lý đầy đủ thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân.

Cụ thể, Bộ Y tế đề xuất BHYT chi trả cho các dịch vụ như sàng lọc sơ sinh, sàng lọc trước sinh, sàng lọc bệnh lây truyền từ mẹ sang con, sàng lọc, khám, chẩn đoán sớm một số bệnh, khám sức khỏe định kỳ, khám chữa bệnh tại nhà (người cao tuổi, người khuyết tật nặng), sử dụng vaccine, sinh phẩm, dinh dưỡng sử dụng trong điều trị…

Các đại biểu chủ tọa hội thảo tham vấn ý kiến về Dự án Luật BHYT sửa đổi.

Các đại biểu chủ tọa hội thảo tham vấn ý kiến về Dự án Luật BHYT sửa đổi.

Vận chuyển người bệnh trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển người bệnh đến cơ sở khám chữa bệnh khác theo yêu cầu chuyên môn.

Bên cạnh đó bổ sung chi trả khám, chữa bệnh tại nhà cho người cao tuổi, người khuyết tật nặng; sử dụng vaccine, sinh phẩm và dinh dưỡng sử dụng trong điều trị; Người tham gia BHYT được lập hồ sơ sức khỏe cá nhân, được cơ sở khám chữa bệnh BHYT ban đầu quản lý.

Ngoài ra Bộ Y tế đề xuất mở rộng đối tượng tham gia BHYT, đặc biệt là người nước ngoài làm việc, sinh sống tại Việt Nam.

Những thông tin đáng chú ý này được ThS Nguyễn Trí Dũng, Phó vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế (Bộ Y tế) cho biết tại hội thảo tham vấn ý kiến về dự án luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi do Bộ Y tế và Hội Kinh tế y tế tổ chức hôm qua - 28/6.

Tham luận góp ý vào dự án Luật, bà Tống Thị Song Hương, nguyên Vụ trưởng Vụ BHYT (Bộ Y tế), cho rằng, một trong những lý do người tham gia BHYT lên tuyến trên vì chất lượng khám chữa bệnh ở tuyến dưới chưa đáp ứng yêu cầu. Theo đó, còn có những quy định liên quan gói dịch vụ.

Bà dẫn chứng, một bệnh nhân tiểu đường khi khám tuyến xã thì không có thuốc đặc trị, chỉ có thuốc thông thường, trong khi lên tuyến trên có thuốc tốt hơn.

Đối với phạm vi quyền lợi được hưởng BHYT, theo bà Hương 'việc dự án luật đề xuất mở rộng rất nhiều nội dung là rất tốt' vì chúng ta đang hướng đến dự phòng chủ động tích cực, khám sàng lọc phát hiện sớm sẽ giúp giảm được chi phí khám chữa bệnh.

Tuy nhiên, bà Song Hương cũng cho rằng trong điều kiện quỹ như hiện nay cần cân nhắc, xem xét lại thực hiện sàng lọc, phát hiện sớm nên làm dịch vụ gì, bệnh gì, cần có đánh giá tác động. Chúng tôi ủng hộ việc đưa các quy định về sàng lọc, dự phòng, tư vấn, chẩn đoán sớm nhưng phải có điều kiện, có lộ trình. Bộ Y tế cần nghiên cứu đánh giá tác động để thực hiện theo lộ trình.

Đặt quyền lợi của người tham gia lên hàng đầu để phục vụ, tạo niềm tin với chính sách BHYT

Đồng tình với các ý kiến trên, ông Nguyễn Hữu Tuyển, đại diện BHXH Hà Nội cho hay dự án luật này đang mở rộng quyền lợi người tham gia BHYT rất nhiều. Điều này rất có ý nghĩa về an sinh song với mức đóng tối đa 6% tiền lương tháng thì có khi không đủ tiền để chi trả. Vì thế, cần tiến hành các nghiên cứu, đánh giá tác động.

Ngoài ra các chuyên gia cũng nhận định cần thêm quy định chặt chẽ trong việc chỉ định điều trị nội trú hưởng BHYT, sử dụng các dịch vụ kỹ thuật y tế, chuyển tuyến không cần thiết làm ảnh hưởng đến quỹ BHYT.

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật BHYT có nhiều điểm mới quan trọng, đột phá mạnh mẽ, tạo cơ chế pháp lý đầy đủ thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân.

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật BHYT có nhiều điểm mới quan trọng, đột phá mạnh mẽ, tạo cơ chế pháp lý đầy đủ thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân.

Cho rằng dự án Luật BHYT sửa đổi là dự án luật quan trọng, có tác động trực tiếp đến mọi người dân, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn nêu rõ cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng, đánh giá thực trạng, đánh giá tác động đầy đủ đối với các chính sách và tham vấn ý kiến kỹ lưỡng để bảo đảm tính khả thi, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội.

Nhấn mạnh Dự án Luật được sửa đổi toàn diện, thay thế luật hiện hành phải giải quyết được các bất cập hiện hành, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT, đặt quyền lợi của người tham gia BHYT lên hàng đầu để phục vụ, tạo niềm tin với chính sách BHYT, Thứ trưởng đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị và chuyên gia tiếp tục phối hợp góp ý, hoàn thiện.

Trên cơ sở đó, Bộ Y tế sẽ tiếp thu, chỉnh sửa và hoàn thiện dự thảo luật, phấn đấu để trình Quốc hội dự thảo luật BHYT sửa đổi vào tháng 5/2024.

Góp ý về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, bà Nguyễn Thị Kim Phương, đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO), dự thảo Luật đã quy định rõ trách nhiệm của các Bộ: Y tế, Tài chính, Công an, Quân đội và UBND các tỉnh, thành phố.

Tuy nhiên, dự thảo Luật chưa có nội dung riêng về trách nhiệm, vai trò của cơ quan BHXH, bởi đây là cơ quan thực hiện việc giữ quỹ, chi trả, cũng như đóng vai trò mấu chốt trong hoạt động này. Do đó, Ban soạn thảo cần có quy định đối với cơ quan này.

Thái Bình

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/de-xuat-bhyt-chi-tra-sang-loc-so-sinh-chan-doan-som-mot-so-benh-kham-suc-khoe-dinh-ky-169230629080033826.htm