Đến thăm ngôi làng có lượng mưa nhiều nhất thế giới

Để thay thế cho những cây cầu gỗ dễ dàng bị mủn bởi thời tiết ẩm ướt liên tục, người dân đan rễ cây cao su thành các cây cầu 'sống' tự nhiên.

Meghlaya, Ấn Độ được cho là vùng đất ẩm ướt nhất trên trải đất. Làng Mawsynram ở Meghlaya nhận khoảng lượng mưa hàng năm là 11,9 mét. Người lao động ngoài trời thường phải mặc quần áo mưa làm từ lá tre hoặc lá chuối. Nổi tiếng nhất ở đây là những cây cầu làm từ rễ cây sung cao su, thay cho những cây cầu bằng gỗ dễ dàng ẩm mốc trong vài năm.

Học sinh ở hàng Nongsohphan, Meghalaya băng qua cây cầu làm từ rễ cây cao su. Với thời tiết luôn ẩm ướt, các cây cầu gỗ bị hỏng quá nhanh nên người Khái sử dụng cây cao su để biến hệ rễ của chúng trở thành các cây cầu bắc qua sông.

Lượng mưa trung bình ở đây cao nhất trên trái đất. Nằm trên đỉnh núi Khasi của Ấn Độ, ngôi làng nhận khoảng 11,9 mét nước mưa mỗi năm. Lượng mưa khổng lồ này là do luồng không khí mùa hè quét qua vùng ngập lũ của Bangladesh, thu thập độ ẩm ở đây khi di chuyển về phương Bắc. Khi những đám mây đen vùng đồi của Meghalaya, chúng bị “vắt” lúc băng qua vùng hẹp trong khí quyển và nén xuống đến mức không thể giữ được độ ẩm nữa gây ra mưa liên tục trong khu vực.

Mưa trút xuống một mái nhà trong làng vào một ngày tháng Bảy. Hai tháng gió mùa mạnh là tháng Sáu và tháng Bảy, Mawsynram nhận lượng mưa nhiều nhất.

Trạm thời tiết ở ngoại ô Mawsynram. Hàng tháng, kết qua đo được thực hiện tại trạm này. Nhưng từ cuối năm 2014, một hệ thống đo lường tự động đã thay thế nó.

Ba người lao động trong chiếc ô truyền thống của người Khasi. Làm từ lá tre và lá chuối, những chiếc ô này có thể chống chọi với các cơn gió lớn và mưa nặng hạt.

Những người lao động chân tay đang dọn dẹp đất đá sạt lở sau một cơn mưa lớn. Sửa chữa lớn không thể tiến hành trong những tháng mưa nên những người đàn ông này có nhiệm vụ giữ cho đường thông thoáng đến tận tháng Mười khi mùa mưa kết thúc và máy móc lớn có thể đi vào khu vực. Họ kiếm được 2.6 đôla mỗi ngày.

Một hướng dẫn viên địa phương đang đi trên một cây cầu làm từ rễ cây, thay thế một tuyến đường cũ phải vòng quanh một hẻm núi sâu trong rừng gần Mawsynram.

Những chiếc rễ cây được người dân địa phương đan vào nhau để tạo thành cầu.

Một phụ nữ cao tuổi Khasi đang đến nhà thờ Công giáo Mawsynram. Khoảng 70% người Khasi là người Ki tô giáo. Vào năm 1841, mục sư Thomas Jones đã thành lập nhà thờ đầu tiên của khu vực ở thị trấn Cherrapunji lân cận.

Mây lượn quanh rìa phía đông của ngôi làng, phía dưới những vách đá là vùng thường xuyên ngập lụt.

Lối vào Làng Mawsynram. Giống như hầu hết các làng ở khu vực Meghalaya thuộc vùng đông bắc Ấn Độ, người dân ở đây thuộc bộ tộc Khasi, một thiểu số bản địa với dân số khoảng 1,2 triệu người ở Ấn Độ.

Nước mưa chảy qua làng Mawsynram trong một trận mưa lớn.

Winchester Lyngkhoi mang thịt đến cửa hàng để bán. Khi được hỏi anh có gặp khó khăn gì với lượng mưa nhiều như thế không, chàng thanh niên 26 tuổi trả lời” Chúng tôi không nghĩ gì về điều đó. Ở đây mưa suốt ngày nhưng chúng tôi vẫn phải làm việc để sống”.

Trong thung lũng bên dưới Mawsynram, làng Nongriat là ví dụ nổi tiếng nhất về "cây cầu sống" đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ.

Những cây cầu này không những chỉ băng qua sông mà còn giúp người dân giảm độ dốc của các khu vùng đồi Khasi.

Những cậu bé người Khasi đi qua một cây cầu rễ cây nằm sâu trong rừng gần Mawsynram. Khung cầu làm từ tre, với “chất liệu” là các rễ cây cao su được đan vào nhau. Khi cây tre hỏng đi, gốc và rễ của cây cao su đã đan chặt vào nhau, chịu được trọng lượng của một người bình thường.

Theo Dân trí

Nguồn Hà Tĩnh: http://baohatinh.vn/du-lich/den-tham-ngoi-lang-co-luong-mua-nhieu-nhat-the-gioi/135841.htm