Derek Jenkins: Mazda3 – Thành công hay là chết?

Mazda3 khuynh đảo thị trường bằng kiểu dáng tươi mới và sành điệu. Vậy câu chuyện thiết kế đằng sau con bài chiến lược của hãng xe Nhật Bản là gì?

Chiếm đến 40% doanh số bán hàng của Mazda Mỹ, vì vậy đã có vô số các áp lực mà hãng xe Nhật Bản phải đối mặt trong quá trình thiết kế Mazda3. Thậm chí, một số nhà quan sát còn cho rằng, tương lai của phiên bản Mazda3 mới sẽ quyết định sự thành bại của công ty này. Derek Jenkins, người đàn ông chịu trách nhiệm cho diện mạo mới của Mazda3 cho biết, ông cảm thấy đôi chút đè nặng nhưng ông sẽ gỡ bỏ nó.

Jenkins, nhà thiết kế gốc Nam California

Jenkins, nhà thiết kế gốc Nam California, đã trải qua rất nhiều cương vị tại các hãng xe hàng đầu thế giới như Thiết kế trưởng Volkswagen Bắc Mỹ và thiết kế ngoại thất tại Audi, trước khi bước lên vị trí giám đốc thiết kế Mazda Bắc Mỹ kể từ năm 2008. Các biên tập viên (BTV) của tạp chí Mototrend đã có một vài câu hỏi gửi đến Derek ở Charlottesville, VA sau màn ra mắt Mazda3 tại New York.

BTV: Nhiều năm trước, ông đã từng giữ vai trò thiết kế mẫu giày bóng rổ Kobe Bryant Signature cho Addidas. Liệu việc thiết kế Mazda3 có thể được coi như thiết kế một đôi giày? Hoặc có đặc điểm thiết kế nào tương tự?

Derek Jenkins: Thiết kế một chiếc xe vượt lên trên thiết kế một đôi giày. Bạn có thể dễ dàng làm một chiếc giày đẹp nếu bạn đã từng thiết kế Mazda3. Giày có nhiều điểm chung với ô tô và chúng là đối tượng trực tiếp. Các đường nét và tỷ lệ của giày thể thao cũng quan trọng như đối với một chiếc xe hơi. Khi chúng tôi làm việc với mẫu giày đó, thiết kế giày bóng rổ đã thực sự vượt lên trên mọi tưởng tượng, vô cùng sặc sỡ và nhiều sắc màu. Tôi muốn một diện mạo đơn giản hơn, được ưu tiên giống như ô tô.

BTV: Mazda3 thực sự là một con át chủ bài quan trọng về doanh số đối với Mazda. Những kiểu áp lực nào đã ảnh hưởng đến thiết kế của chiếc xe này?

Derek Jenkins: Với một sản phẩm như Mazda3, bạn nhận thức sâu sắc ngay từ đầu rằng nếu chiếc xe không thành công, sự tồn tại của công ty sẽ thực sự bị đe dọa. Nó chỉ đơn giản là như vậy. Chắc chắn, áp lực là điều tất yếu nhưng đó là một lý do tôi thích được làm việc tại Mazda. Bởi vì có một cảm giác mạnh mẽ rằng chúng tôi vẫn phải tạo ra một thứ gì đó tương đối táo bạo cho phân khúc này. Có một sự thống nhất trong công ty là không thực hiện những thứ quá bảo thủ. Chúng có thể biến dạng và tôi nghĩ ngành công nghiệp này chịu ảnh hưởng từ điều đó. Nhưng tôi không nghĩ bạn phải thiết kế nó phân cực để thu hút sự hấp dẫn. Bạn muốn thực hiện một tuyên bố nhưng bạn vẫn muốn nhiều người thích diện mạo của chiếc xe.

BTV: Xu hướng theo đuổi một sự thống nhất về thẩm mỹ thương hiệu trên các dòng sản phẩm có phải là một điều tốt. Liệu một chiếc SUV và một chiếc xe thể thao có nên sở hữu cùng một phương pháp thiết kế?

Derek Jenkins: Chắc chắn có chỗ cho sự thay đổi trong dòng xe nhưng tôi thực sự nghĩ rằng chúng tôi đã có một số mâu thuẫn thiết kế trong quá khứ. Điều quan trọng đối với thế hệ sản phẩm này là chúng tôi thiết lập một chuẩn mực rất ổn định để mọi người có thể nhận thấy đó là một chiếc xe Mazda. Một phần thách thức của chúng tôi là sự nhận biết. Một người biết về những chiếc xe của chúng tôi sẽ yêu quý các sản phẩm này, nhưng một người bình thường lại không biết chút gì về Mazda. Có một diện mạo gia đình và sự thống nhất là phần quan trọng trong chiến lược của chúng tôi. Một chiếc xe thể thao có thể bước ra ngoài những ranh giới đó hoặc có thể, nó sẽ chỉ cho chúng tôi nơi mà mình đặt chân đến.

BTV: Vậy đến giới hạn nào, ngôn ngữ thiết kế Kodo mở rộng các tiềm năng thiết kế, hay nó đang thực sự hạn chế chính mình?

Derek Jenkins: Trong cùng một dòng xe, luôn có sự tương đồng nhưng được biến hóa uyển chuyển, linh hoạt. Chúng tôi không bao giờ quá cứng nhắc về vấn đề này. Đó là tiêu chí cần phát triển dần dần chứ không phải mạnh mẽ ngay lập tức. Bạn phải tạo ra một dòng sản phẩm xe và những thay thế có thể cho phép bạn mang khách hàng đến với mình.

BTV: Chúng ta có thể phân biệt Mazda3 và Mazda6 trên các khía cạnh thiết kế nào?

Derek Jenkins: Tỷ lệ đầu xe có một chút khác biệt. Mazda6 sở hữu một lưới tản nhiệt mỏng hơn, rộng hơn. Trong khi đó, lưới tản nhiệt Mazda3 lại phát triển nhiều theo chiều dọc và hẹp hơn. Chi tiết này mang đến cho Mazda3 một diện mạo thể thao, nhỏ gọn hơn trong khi Mazda6 thanh lịch hơn. Tôi nghĩ, những điểm tương đồng giữa Mazda3 và Mazda6 rất quan trọng. Phản hồi chúng tôi nhận được trên Mazda6 là chiếc xe đắt tiền, sang trọng hơn cái giá phải trả để sở hữu. Nhận được một dáng vẻ như vậy trên một chiếc xe ít tốn kém không phải là một chiến lược tồi. Rõ ràng, chiếc sedan này sẽ có nhiều điểm tương đồng với Mazda6.

BTV: Trong một buổi phỏng vấn gần đây, ông có đề cập rằng ông rời bỏ VW/Audi là bởi vì “Nó không còn thú vị nữa. Hiện nay, đã có một công thức. Và chúng tôi chỉ phải duy trì hướng đi của mình”. Liệu Mazda3 mới có là bằng chứng rằng điều tương tự đang tiếp tục tái diễn tại Mazda?

Derek Jenkins: Không, bởi vì chúng tôi đang ở trong một giai đoạn tăng trưởng thần tốc. Vẫn có những đặc điểm riêng biệt dựa trên phân khúc và ý tưởng. Đối với tôi, nó khác biệt hơn tính nhất quán tuyệt đối “kiểu Đức” tôi đã từng trải qua ở công ty cũ mà không còn thú vị nữa. Mặc dù có những sự tương đồng giữa CX-5, Mazda 6 và Mazda3, nhưng bạn có thể thấy một sự tiến triển, phát triển chi tiết trong tỷ lệ và nội thất. Chúng tôi là một công ty xe hơi nhỏ với một dòng sản phẩm xe. Vậy nếu đó là một công thức, không sao, đó là quyền của bạn.

BTV: Nội thất của Mazda3 thế hệ trước đã đón nhận một luồng chỉ trích nặng nề. Trong quá trình thể hiện nội thất mới, sự quan tâm mà ông hướng đến là gì?

Derek Jenkins: Tôi không biết liệu động thái đó có đến như nhiều chỉ trích về Mazda3, chuyển từ một sự tái tập trung tổng thể của thương hiệu sang thiết kế nội thất. Rõ ràng là xu hướng thiết kế nội thất chất lượng cao hơn, chủ yếu được bắt nguồn từ các thương hiệu châu Âu hồi những năm 90s, đã trở thành một ưu tiên lớn hơn cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng điều đó là cơ bản để không khiến nội thất quá hào nhoáng. Nó phải là một không gian với chất lượng chủ đề rõ ràng, nhưng không cần quá ấn tượng như với ngoại thất của Mazda. Nội thất nên là một nơi thoải mái để lái xe với chất lượng cao. Đó là một ưu tiên hàng đầu đối với chúng tôi hiện nay.

BTV: Thời trang thiết kế hiện tại có vẻ nhưng đang giới hạn kích thước của kính xe. Ông có nghĩ rằng điều đó sẽ tiếp tục không? Liệu nó có mang đến một tầm nhìn tốt hơn hay an toàn hơn?

Derek Jenkins: Đó chắc chắn là một xu hướng phong cách. Tôi nghĩ rằng chúng tôi đã thử nghiệm các giới hạn này và đánh giá cao khả năng hiển thị ngoài . Tuy nhiên, kích thước các trụ cột ảnh hưởng rất lớn đến an toàn và tác động bên. Giống như bất cứ thứ gì, tôi nghĩ bạn sẽ thấy một sự đảo ngược của xu hướng đó. Tại một điểm nhất định khi bạn hạ kính xuống và kéo đường eo xe lên quá cao, chiếc xe trở lên nặng nề về mặt thị giác và sẽ giống như một chiếc xe bọc thép. Đó là điều chúng tôi khá ý thức được. Chúng tôi đang cố gắng mang đến cảm giác nhẹ nhàng hơn trong một kiểu dáng đẹp. Một trong những thủ thuật thiết kế xe hơn là sử dụng đồ họa bên cửa sổ, đảm bảo rằng nó thanh mảnh là một phần quan trọng khiến chiếc xe giống như một coupe. Đánh đổi lại là khả năng hiển thị.

BTV: Ông là một người chơi lướt ván. Vậy tấm ván dài nhất có thể đặt trong Mazda3 mà vẫn còn không gian cho các hành khách ở ghế trước là bao nhiêu?

Derek Jenkins: Nếu bạn gập các ghế sau, đặt nó theo đường chéo và di chuyển ghế trước hướng lên một chút, tôi sẽ nói là 1.8 mét. Người ở ghế hành khách có thể cảm thấy hơi chật chội nhưng không sao. Chiếc xe đang lướt mà.

Ngọc Điệp (TTTĐ)

Nguồn AutoDaily: http://autodaily.vn/2013/08/derek-jenkins-mazda3-thanh-cong-hay-la-chet/