Điều gì đang khiến Nga lúng túng hơn bao giờ hết?

Bởi các vấn đề kinh tế, nước Nga dường như đang đối mặt với rất nhiều khó khăn và lúng túng.

Đối mặt với nhiều vấn đề

Kinh tế Nga đang đối mặt với nhiều vấn đề. Đất nước đã trải qua khủng hoảng trầm trọng gần đây khi đồng tiền Nga mất đi một nửa giá trị vốn có của nó. Nhiều người dân Nga dường như còn ôm suy nghĩ rằng sự tồi tệ của kinh tế còn tiếp tục leo thang.

Khi nói đến kinh tế Nga, Tổng thống Obama đã từng băn khoăn: “Kinh tế Nga đối mặt nhiều vấn đề. Tại sao người dân Nga lại không buồn với lãnh đạo của họ?”

Theo ý kiến thăm dò gần đây, phiếu ủng hộ Tổng thống Nga Vladimir V. Putin chỉ chiếm khoảng 80% trong suốt hai năm nay. Tuy nhiên, ông Putin lại luôn khăng khăng rằng đó không phải là vấn đề kinh tế.

Tổng thống Putin liên tục viết lại các chính sách của nước Nga. Theo ông Putin, Nga cần phải có đối sách kinh tế mới với châu Âu. Tuy nhiên, việc khủng hoảng lần này không giống với những năm 1990 và 2000. Nhà khoa học chính trị Daniel Treisman đã nói: “Tỷ lệ ủng hộ lãnh đạo Nga sẽ tương quan với sự thịnh vượng của kinh tế. Khi kinh tế hồi phục khỏi khủng hoảng tài chính năm 1998, ông Putin đã lấy lại niềm tin của người dân Nga. Năm 2005, sự gia tăng giá dầu, đầu tư nước ngoài và tiêu dùng trong nước đã giúp Nga cân bằng.

Cho đến năm 2012-2013, kinh tế Nga lại giảm sút sau khi tỷ lệ tăng tăng trưởng thấp. Sự can thiệp của Nga vào bán đảo Crimea vào đầu năm 2014 đã làm thay đổi mọi thứ. Sau hai tháng, tỷ lệ ủng hộ ông Putin đã giảm sút. Các con số ủng hộ mất kiểm soát khi sức ép từ đảng đối lập chính trị của Điện Kremlin.

Trong suốt khủng hoảng 2015-2016, tỷ lệ GDP giảm khoảng hơn 4% và thu nhập thực giảm khoảng 10%. Điều này chỉ ra rằng con số đã giảm 40% GDP so với những năm đầu 1990. Mặc dù giá xăng dầu giảm và sức ép từ các lệnh trừng phạt của Washington đối với Nga sau vấn đề Crimea nhưng chính quyền ông Putin vẫn đeo đuổi các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm xoa dịu khủng hoảng.

Thất thoát ngân quỹ quốc gia

Quỹ Reserve Fund được Bộ tài chính Nga công bố sẽ cạn kiệt vào năm 2017, điều này có nghĩa là mức thâm hụt ngân sách chính phủ của Nga trong hơn hai năm qua ít nhất là gần 87 tỷ USD, do hệ quả từ việc giá dầu sụt giảm mạnh và các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea.

Việc một trong hai quỹ đầu tư quốc gia lớn nhất của Nga sẽ cạn kiệt vào năm tới là một đòn mạnh giáng vào uy tín về khả năng điều hành nền kinh tế của chính phủ Nga của tổng thống Vladimir Putin. Nó đang cho thấy chính phủ Nga không thể có giải pháp để tự cân đối ngân sách, và đang duy trì sự ổn định nền kinh tế bằng cách bào mòn dần các quỹ đầu tư quốc gia vốn dùng để bảo đảm an sinh xã hội.

Ngoài quỹ Reserve Fund, thì quỹ đầu tư quốc gia còn lại là National Wealth Fund cũng sẽ chỉ còn khoảng 7,8 tỷ USD vào năm 2019. Quỹ National Wealth Fund được dùng để thanh toán lương hưu cho người dân Nga, và việc nó sụt giảm quá mạnh có thể tạo ra những bất ổn xã hội nghiêm trọng trong tương lai, và có thể khiến uy tín và sự ủng hộ với chính phủ Nga hiện tại giảm sút nghiêm trọng.

Những động thái giải quyết bài toán nan giải này của chính phủ Nga cũng không lấy gì làm khả quan lắm. Theo bộ trưởng tài chính Nga Anton Siluanov, thì giải pháp của chính phủ Nga để giải quyết vấn đề này trong tương lai là gia tăng các khoản vay trong nước kể từ năm 2017 để bù đắp thâm hụt ngân sách và bào mòn các quỹ đầu tư quốc gia này.

Theo ông Siluanov, Bộ tài chính Nga sẽ tăng cường các khoản vay nội địa, từ mức 300 tỷ Rup trong năm nay lên mức 1,29 ngàn tỷ Rup vào năm 2017. Ngoài ra Nga cũng sẽ tìm cách tăng cường phát hành trái phiếu chính phủ quốc tế, tuy nhiên vẫn sẽ đặt trọng tâm vào các khoản vay trong nước như một biện pháp để tránh sức ép gia tăng nợ công nước ngoài.

Niềm tin của người dân Nga cho ông Putin

Nga luôn khẳng định vai trò của Nga trên thế giới. Về vấn đề kinh tế, người dân Nga nhiều khi chấp nhận điều này hoặc không quan tâm đến nó. Đây cũng không phải là ngạc nhiên. Các điều tra gần đây từ 128 quốc gia trong vòng 10 năm, giáo sư Treisman đã liên tục phát triển mô hình thuật toán kinh tế để đánh giá xem những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ ủng hộ chính phủ và phần trăm là bao nhiêu. Tuy nhiên, mô hình của nước Nga cho rằng: tất cả các nước cho dù là dân chủ hay phi dân chủ thì người dân đều ủng hộ chính quyền của họ, thậm chí là tăng trưởng kinh tế thấp.

Hướng đi hiện tại của chính phủ là đủ tốt và vẫn có thể duy trì. Nga lại có thể trở thành một siêu cường trên thế giới. Chính phủ Nga cũng phải nhanh chóng cải cách rộng, hiện đại hóa và đa dạng hóa kinh tế.

Chính phủ đã tiết lộ ngân sách trong thời gian 2017-2019 nhằm đưa ra các giải pháp tối ưu khôi phục kinh tế. Tuy nhiên, kinh tế Nga có vực dậy giống như trước đây hay không vẫn còn phải chờ thời gian trả lời?

(Theo scmp)

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/the-gioi/dieu-gi-dang-khien-nga-lung-tung-hon-bao-gio-het-224032.html