Đồ ăn sẵn hơn đứt cơm mẹ nấu

Viết trên tạp chí Archives of Disease in Childhood, các chuyên gia nhận thấy, chi phí trung bình cho đồ ăn sẵn "cao hơn đáng kể" so với loại nấu ở nhà. Về phần thịt gia cầm, cả hai loại chủ yếu sử dụng thịt gà (92% đồ ăn sẵn và 90,8% đồ nấu); về thịt đỏ, cả hai đều dùng chủ yếu là thịt bò.

Cá hồi là loại cá chủ yếu dùng trong đồ ăn sẵn, trong khi ở nhà chủ yếu dùng cá thu. Về tổng thể, đồ nấu ăn thiên về chọn lựa thịt đỏ, cá và hải sản; công thức nấu ăn nói chung sử dụng khá nhiều loại rau.

Tuy nhiên, loại làm sẵn thường chứa 3 loại rau so với 2 loại ở đồ làm tại nhà. Đồ tự nấu cũng chứa nhiều đường hơn (2,5g so với 2,2g trên 100g thực phẩm), nhiều muối hơn (0,24g so với 0,08g/100g thực phẩm), nhiều gấp đôi lượng đạm và chất béo, gần như gấp 3 chất béo bão hòa (1,5g so với 0,6g/100g).

Đồ tự nấu có nhiều dinh dưỡng hơn, mặc dù vượt hơn một nửa lượng calo yêu cầu cho 1 bữa ăn và vượt quá 37% khuyến nghị vè lượng calo từ chất béo.

Các nhà nghiên cứu Anh kết luận: "Đa số bữa ăn bán sẵn đáp ứng các khuyến nghị về năng lượng và có thể là chọn lựa thay thế thuận tiện, nhất là nếu muốn dùng nhiều rau hơn cho mỗi bữa ăn. Đồ tự nấu cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn so với đồ bán sẵn nhưng lại vượt quá khuyến nghị về mức độ năng lượng và chất béo".

Theo nhà nghiên cứu: "Chất béo trong thực phẩm rất cần cho trẻ đang phát triển, nhưng quá nhiều có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ".

Giáo sư Neena Modi, Chủ tịch trường Nhi khoa và sức khỏe trẻ em Hoàng gia Anh nói: "Đây là nghiên cứu thú vị khi xác định cả ưu điểm, nhược điểm của thực phẩm bán sẵn, tự làm cho trẻ em. Để đảm bảo cho trẻ có sự khởi đầu tốt nhất, điều quan trọng là trẻ phải có chế độ ăn cân bằng".

Thái An (Theo BT)

Nguồn VietnamNet: http://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/an-toan-thuc-pham/316729/do-an-san-hon-dut-com-me-nau.html