Doanh nghiệp 24h: Hoàng Anh Gia Lai được “giải cứu”

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) với sự tham dự của nhiều cục, vụ chức năng đã họp bàn và xem xét thông qua đề xuất của các ngân hàng về phương án tái cơ cấu nợ cho Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL).

Ảnh minh họa.

Ngân hàng Nhà nước chấp thuận “cứu” bầu Đức

Sau khi phân tích kỹ lấy ý kiến các cơ quan liên quan, NHNN đã nhất trí và sẽ gửi trình Chính phủ phê duyệt trong thời gian sớm nhất.

Tính đến cuối năm 2015, nợ phải trả của HAG L lên đến 32.900 tỷ đồng, trong đó có sự góp mặt của gần chục ngân hàng thông qua vay nợ trực tiếp hoặc “ôm” các khoản vay từ phát hành trái phiếu của chính doanh nghiệp này. Ba chủ nợ lớn nhất của HAGL gồm: BIDV với hơn 10.000 tỷ đồng, Eximbank với gần 4.000 tỷ đồng và VP Bank với 2.800 tỷ đồng. (Xem tiếp)

General Motors bất ngờ thay “tướng” tại Việt Nam

Kể từ ngày 1/8/2016, chức vụ Tổng giám đốc Việt Nam sẽ do ông Sumito Ishii đảm nhiệm. Ông Sumito Ishii hiện đang giữ cương vị Tổng giám đốc GM Nhật Bản.

Đây được xem là một quyết định khá bất ngờ của nhà sản xuất ôtô đến từ nước Mỹ. Bởi lẽ, Tổng giám đốc đương nhiệm của GM Việt Nam là ông Wail A. Farghaly mới chỉ về đảm nhiệm chức vụ này cách đây tròn một năm, vào tháng 8/2015.

Sau khi rời Việt Nam, ông Wail A. Farghaly sẽ được điều chuyển để đảm nhận chức vụ mới là Tổng giám đốc GM Thái Lan và Chevrolet Sales Thái Lan thay cho ông Marcos Purty, người sẽ trở về Mỹ để nhận chức vụ mới là Giám đốc Nhà máy Lansing Delta Township. (Xem tiếp)

Dragon Capital đăng ký bán gần 4 triệu cổ phiếu VNM ngay trước thềm đại hội

Quỹ Vietnam Enterprise Investments Ltd thuộc Dragon Capital quản lý vừa đăng ký bán ra 3,85 triệu cổ phần VNM của CTCP Sữa Việt Nam.

Giao dịch dự kiến được thực hiện trong khoảng thời giản từ ngày 19/5-17/6, qua phương thức khớp lệnh và thỏa thuận.

Nếu giao dịch thành công, quỹ này sẽ giảm tỷ lệ sở hữu tại VNM từ 1,05% xuống còn 0,73%, tương đương 8,79 triệu cổ phần. (Xem tiếp)

Cổ phần hóa hãng phim truyện Việt Nam: Những suy nghĩ để rộng đường dư luận

Câu chuyện cổ phần hóa các hãng phim được tính đến từ năm 2003. Đến tháng 7/2010, thay vì cổ phần hóa như dự định thì Nhà nước quyết định chuyển đổi mô hình 5 hãng phim thành các công ty TNHH một thành viên. Việc chuyển đổi này được coi là giải pháp tạm thời, là bước đệm để tiến hành cổ phần hóa.

Hy vọng của bước đệm đã không đem lại kết quả như mong muốn. Trong hơn 5 năm qua, chưa một năm nào VFS có lãi. Lề lối làm việc của VFS vẫn theo «truyền thống» là nhận các phim đặt hàng của Nhà nước hàng năm. Có phim đặt hàng, VFS mới có tiền trang trải hoạt động và trả lương cho cán bộ, nghệ sĩ. Nhiều năm nay, cán bộ của VFS chỉ được lĩnh 50% lương. (Xem tiếp)

Kinh doanh dưới giá vốn, JVC lỗ nặng

TCP Thiết Bị Y Tế Việt Nhật (mã JVC) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV NĐTC 2015-2016.

Cụ thể, doanh thu thuần bán hàng quý IV đạt 102,9 tỷ đồng, giảm 46,8% so với cùng kỳ. Trong khi đó, giá vốn bán hàng lại tăng 23,4% lên hơn 147 tỷ đồng khiến lỗ gộp quý IV lên tới gần 44,5 tỷ đồng.

Doanh thu tài chính tăng mặc dù tăng vọt 67,53%, nhưng đóng góp không đáng kể vào tổng doanh thu khi chỉ đạt vỏn vẹn gần 1,3 tỷ đồng.

Trong khi doanh thu bán hàng giảm mạnh, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của JVC lại tăng vọt với mức tăng lần lượt 464% và 484%. (Xem tiếp)

Lợi nhuận quý I/2016: 80% tiền trong tay 100 “ông lớn”

100 doanh nghiệp lỗ có tổng lỗ 1.167,8 tỷ đồng trong quý I/2016. Trong đó, CTCP Nhiệt điện Phả Lại (mã PPC); CTCP Hữu Liên Á Châu (mã HLA) và CTCP Chứng khoán Nông nghiệp và phát triển nông thôn (mã AGR) là 3 doanh nghiệp có lỗ lớn nhất trong quý I/2016 với số lỗ ròng lần lượt 157,3 tỷ đồng; 137,2 tỷ đồng và 111,5 tỷ đồng.

PPC lỗ chủ yếu do tỷ giá, và tỷ giá không còn là yếu tố mới ở PPC; trong khi đó HLA lỗ liên tiếp kể từ quý III/2013. Với AGR quý I/2016 là quý lỗ thứ 3 liên tiếp kể từ quý II/2015; lỗ lũy kế của công ty này đã lên đến 268 tỷ đồng. (Xem tiếp)

Dân bù hàng nghìn tỷ đồng qua giá điện: “Nuông chiều” doanh nghiệp độc quyền nhà nước?

Ở Việt Nam, năm 2014 có tới hơn 800 hợp đồng nhập khẩu than của hơn 120 doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu than được ký kết, với tổng số than nhập khẩu gần 3,1 triệu tấn. Năm 2015 có hơn 400 hợp đồng nhập khẩu than của hơn 90 doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu than được ký kết với tổng số than đã nhập khẩu gần 7 triệu tấn.

Như vậy, thị trường than của Việt Nam đang hình thành và phát triển theo đúng nghĩa của một thị trường không có độc quyền và quan trọng là có mức độ hội nhập ngày càng rộng.

Vì vậy, không nên đưa ra những ý kiến mang tính chất chỉ định làm méo mó thị trường, và “dội gáo nước lạnh” hay đâm vào lưng các doanh nghiệp tư nhân như vậy. Điều này còn trái với ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong dịp gặp mặt các doanh nghiệp cuối tháng 4 vừa qua. (Xem tiếp)

Chính phủ sắp giảm hàng loạt chi phí cho doanh nghiệp

Mục tiêu đặt ra đến năm 2020, Việt Nam có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp hoạt động, trong đó có các doanh nghiệp có quy mô lớn, nguồn lực mạnh. Khu vực tư nhân Việt Nam đóng góp khoảng 48 - 49% GDP, khoảng 49% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp khoảng 30 - 35% GDP. Năng suất lao động xã hội tăng khoảng 5%/năm. Hàng năm, có khoảng 30 - 35% doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động đổi mới sáng tạo. (Xem tiếp)

LINH LINH

Nguồn BizLIVE: http://bizlive.vn/doanh-nghiep/doanh-nghiep-24h-hoang-anh-gia-lai-duoc-giai-cuu-1723860.html