Doanh nghiệp 24h: Lọc dầu Dung Quất tính vay khoản tiền 'khủng' trước thềm IPO

Bloomberg đưa tin Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn đang muốn vay nước ngoài 1,2 tỷ USD để mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất trước khi chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng vào năm 2017.

Ảnh minh họa.

Lọc dầu Dung Quất tính vay nước ngoài 1,2 tỷ USD trước IPO vào 2017

Khoản vay 1,2 tỷ USD để phục vụ mở rộng nhà máy sẽ đẩy sản lượng tăng 30%, làm giảm chi phí sản xuất, từ đó giúp nhà máy hoạt động hiệu quả hơn, ông Nguyễn Hoàng Giang - Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn, chủ đầu tư dự án – trả lời phỏng vấn Bloomberg.

Ông cho biết Bình Sơn đang xem xét lựa chọn công ty cố vấn cho khoản vay.

Sau khi hoàn thành vào năm 2021, Nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ đáp ứng một nửa nhu cầu năng lượng của Việt Nam, tăng so với mức 1/3 hiện tại với công suất 148.000 thùng/ngày. (Xem tiếp)

IMP dự kiến chào bán gần 8,7 triệu cổ phiếu

CTCP Dược phẩm Imexpharm (mã IMP) đã được Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước cấp phép chào bán gần 8,7 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.

Theo đó, mệnh giá cổ phiếu là 10.000 đồng/cổ phiếu, tổng giá trị phát hành là 86,8 tỷ đồng. Giá thực hiện quyền mua là không thấp hơn 45.000 đồng/cổ phiếu. Như vậy, nếu bán thành công toàn bộ số cổ phiếu, IMP dự kiến thu về ít nhất hơn 390 triệu đồng.

Thời gian phân phối nằm trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận Giấy chứng nhận đăng ký chào bán có hiệu lực. (Xem tiếp)

Chỉ 30% tiếp cận được vốn: Vì sao doanh nghiệp, ngân hàng khó gặp nhau?

Một vấn đề đặt ra, đó là muốn phát triển kinh doanh, doanh nghiệp rất cần ngân hàng. Nhưng tại sao nhiều khi doanh nghiệp và ngân hàng lại khó gặp nhau. Đề cập đến vấn đề này, TS. Cấn Văn Lực - Cố vấn cao cấp Chủ tịch HĐQT BIDV cho biết, đúng là vấn đề tiếp cận vốn đang rất bức xúc của nhiều doanh nghiệp.

“Chúng tôi được Ban kinh tế trung ương giao cho thực hiện Sáng kiến Việt Nam và chuẩn bị báo cáo, chúng tôi thấy rằng tiếp cận tài chính đang là 1 trong những điểm nghẽn trong tiếp cận vốn của doanh nghiệp”, ông Lực nói. (Xem tiếp)

FPTS: “Cổ phiếu Sabeco không thực sự hấp dẫn trong dài hạn”

Theo công bố của Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM, Tổng CTCP Bia –Rượu –Nước giải khát Sài Gòn (SAB) sẽ tiến hành niêm yết hơn 641 triệu cổ phiếu lên sàn HOSE vào ngày 06/12/2016 sắp tới với mã cổ phiếu SAB và giá chào sàn là 110.000 đồng/cp.

Sabeco là doanh nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh bia rượu lớn nhất Việt Nam ở thời điểm hiện tại với dòng sản phẩm chủ lực là các loạibia mang thương hiệu Bia Sài Gòn như Saigon Special, 333 Export, Saigon Export, Saigon Lager Export... Chủ sở hữu lớn nhất của SAB hiện tại là Bộ Công Thương đang có kế hoạch thoái vốn toàn bộ để giảm tỷ lệ sở hữu từ 89,59% xuống còn 0%, chia làm 2 đợt: đợt 1 thoái 53,5% vốn, 36% còn lại sẽ thoái tiếp trong năm 2017.

Theo đánh giá của FPTS, SAB sẽ phải đối mặt với rủi ro thiếu hụt nguyên liệu hoa bia, ảnh hưởng đến khả năng sản xuất. Công ty cũng không có quá trình mạch nha lúa mạch theo quy trình chuẩn, ít nhiều có thể ảnh hưởng đến hương vị các loại bia. (Xem tiếp)

Nhiều sếp doanh nghiệp nhà nước chưa được mức lương 2.000 USD/tháng

Báo cáo chế độ lương, thưởng của nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước cho thấy, mức lương thưởng của người lao động khối Nhà nước luôn cao hơn so với mặt bằng chung và có xu hướng ngày càng tăng.

Tuy nhiên, với lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty nhà nước lớn, mức lương thưởng được xác định theo quy định chung và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiều tập đoàn có quy mô tài sản lớn hưởng lương khoảng trên dưới 2.000 USD/tháng. (Xem tiếp)

LINH LINH

Nguồn BizLIVE: http://bizlive.vn/doanh-nghiep/doanh-nghiep-24h-loc-dau-dung-quat-tinh-vay-khoan-tien-khung-truoc-them-ipo-2252964.html