Doanh nghiệp 24h: Vì sao doanh nghiệp làm ăn bết bát vẫn lên sàn thành công?

Mặc dù không có chiến lược kinh doanh rõ ràng hoặc đang trong tình trạng bết bát nhưng hàng loạt DNNN vẫn lên sàn thành công nhờ có quỹ đất lớn.

Ảnh minh họa.

Tiết lộ lý do nhiều doanh nghiệp làm ăn bết bát lại lên sàn thành công

Khởi đầu năm 2016, việc cổ phần hóa của Công ty TNHH MTV Đầu tư Việt Hà (VietHa Corp) thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư. Hiện tại, VietHa Corp sở hữu nhiều thương hiệu nổi tiếng trong nước như bia Việt Hà, bia Halida, bánh mứt kẹo Hà Nội, bánh kẹo Tràng An, cùng với đó là quỹ đất lên tới 26.292m2 tại Hà Nội.

Theo cơ cấu vốn sau cổ phần hóa, vốn điều lệ của Bia Việt Hà là 769 tỷ đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ 39,2 triệu cổ phần (51% vốn cổ phần), người lao động 258.000 cổ phần (0,34%), đấu giá công khai và bán 18,7 triệu cổ phần mỗi đối tượng, tương đương 24,33% vốn điều lệ Bia Việt Hà.

Phiên bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) của Công ty TNHH MTV Đầu tư Việt Hà (VietHa Corp) đã diễn ra sôi động, khi khối lượng đặt mua hơn 2 lần khối lượng chào bán 18,7 triệu cổ phiếu. (Xem tiếp)

ĐHĐCĐ KIDO: Sẽ tăng sở hữu tại Vocarimex trên 51% thông qua chào mua công khai

Trả lời câu hỏi của cổ đông về thông tin thị trường mì gói ở Việt Nam đang bị bảo hòa, liệu KIDO có thể gặt hái thành công trong ngành hàng này không? Đại diện KDC cho rằng, thị trường Việt Nam vẫn còn nhiều không gian cho phát triển kinh doanh. Với sự phát triển kinh tế hiện nay, các ngành “làm được” đều bảo hòa, vấn đề là KIDO tạo ra được sự khác biệt trong sản phẩm để chen chân và đứng vững trên thị trường, phấn đấu vào TOP 3 trong dòng sản phẩm mà KIDO tham gia.

Hiện tại, KDC sở hữu 24% vốn tại Vocarimex, dự kiến KDC sẽ tăng sở hữu trên 51% vào cuối năm nay thông qua việc chào mua công khai từ nửa cuối năm 2016. Trong khi đó, đối với việc bán 20% mảng bánh kẹo còn lại cho đối tác ngoại, KDC đang trong quá trình thương lượng, kỳ vọng sẽ kết thúc việc chuyển nhượng 20% mảng bánh kẹo vào cuối năm nay. (Xem tiếp)

Đóng cửa liên tục, lại dính scandal nguyên liệu quá hạn, vua hàng hiệu nên “dẹp” luôn fastfood?

Trả lời tờ Forbes hồi tháng 8 năm ngoái, ông Hạnh Nguyễn cho biết, nhượng quyền là mảng kinh doanh IPP đang gặp nhiều thách thức nhất. Đến nay chỉ Dunkin' Donuts, Illy đạt tới điểm hòa vốn. Popeyes Chicken và Domino's Pizza "nặng nợ". Burger King, cửa hàng đầu tiên khai trương vào cuối năm 2012, ban đầu dự kiến đạt điểm hòa vốn sau 5 năm, nhưng IPP vừa dự phóng thành 7 năm.

Nếu năm ngoái ông Hạnh đã phải than Domino's Pizza "nặng nợ", thì năm nay thương hiệu này càng khiến ông buồn lòng hơn. (Xem tiếp)

“Giam” 16.000 tỷ đồng, doanh nghiệp lấy tiền đâu làm ăn?

Ông Nguyễn Quốc Anh, Chủ tịch Hội Cao su - Nhựa TP. HCM, cho biết đặc thù ngành của cao su, nhựa là phải trữ nhiều nguyên vật liệu để sản xuất, nếu không được hoàn thuế thì DN sẽ rất khó xoay xở. Chẳng hạn như ngành cao su sản xuất có tính mùa vụ. DN buộc phải trữ nguyên vật liệu trong nhiều tháng để sản xuất. Hơn nữa, khi giá nguyên liệu cao su thấp, DN thường tận dụng cơ hội này để nhập về nhiều nên tồn kho lớn.

Do đó, nếu không được hoàn thuế GTGT đối với lượng hàng tồn kho này, chi phí sử dụng vốn và chi phí tài chính DN chắc chắn sẽ tăng cao. (Xem tiếp)

Chân dung doanh nghiệp được xí phần “miếng bánh” thu phí không dừng

Theo quyết định của Bộ GTVT, Dự án được thực hiện theo hình thức PPP (hợp đồng BOO). Lý giải việc thực hiện dự án theo hợp đồng BOO, Bộ GTVT cho rằng: Hệ thống thu phí tự động không dừng tích hợp giải pháp của nhiều lĩnh vực như công nghệ thông tin, tự động hóa, thanh toán điện tử…, đòi hỏi nhà đầu tư phải có kinh nghiệm thực tiễn về lĩnh vực đầu tư công trình giao thông, hệ thống thu phí cũng như khả năng quản lý cùng lúc nhiều công việc, cùng quy trình, kỹ thuật quản lý hiện đại, linh hoạt.

Bên cạnh đó, hệ thống thiết bị có thời kỳ khấu hao và vòng đời khai thác ngắn, đòi hỏi phải tiến hành nâng cấp, sửa chữa thường xuyên trong quá trình khai thác, cũng như nâng cấp lớn sau mỗi chu kỳ công nghệ, cùng với vòng đời thiết bị với chi phí rất lớn. Trong điều kiện ngân sách hạn hẹp, việc bố trí ngân sách để đầu tư hệ thống, cũng như hàng năm bố trí ngân sách để vận hành, duy trì hoạt động của hệ thống trong thời gian dài là không khả thi. (Xem tiếp)

Thế giới di động lãi 700 tỷ đồng, hoàn thành 50% kế hoạch năm

Thông tin từ CTCP Đầu tư Thế giới Di động (mã MWG) cho biết, 5 tháng đầu năm, công ty đạt 16.240 tỷ đồng doanh thu, tăng 80% so với cùng kỳ. Trong đó doanh thu online đạt 1.129 tỷ đồng, tăng 98%. Lợi nhuận sau thuế 5 tháng đầu năm đạt 700 tỷ đồng, tăng 86% so với cùng kỳ năm trước.

Như vậy, so với kế hoạch doanh thu 34.166 tỷ đồng và 1.388 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế đặt ra trong năm 2016, MWG đã hoàn thành 48% kế hoạch doanh thu và 50% kế hoạch lợi nhuận. (Xem tiếp)

BMW: Doanh số bán xe tại Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất khu vực

Thông tin từ hãng xe hơi BMW cho biết, doanh số bán xe của hãng tại Việt Nam đang tăng với tốc độ nhanh nhất trong số các quốc gia Đông Nam Á khi tăng trưởng kinh tế giúp kích cầu, Bloomberg đưa tin.

Ông Axel Pannes, Giám đốc điều hành của BMW Group Asia cho biết, ước tính doanh số của hãng tại đây sẽ tăng từ 30% đến 40% vào năm 2017. Năm ngoái, BMW đã bán được hơn 1.500 xe tại Việt Nam. (Xem tiếp)

Hòa Phát tiêu thụ gần 680 nghìn tấn thép xây dựng sau 5 tháng

Theo thông tin từ CTCP Tập đoàn Hòa Phát, trong tháng 5 vừa qua, thép xây dựng của công ty đạt sản lượng gần 134.000 tấn, tăng nhẹ so với cùng kỳ 2015. Lũy kế 5 tháng đầu năm, Hòa Phát đạt sản lượng bán hàng 679.424 tấn, thị phần đạt 20,3%.

Cũng trong 5 tháng, thép Hòa Phát đã xuất khẩu xấp xỉ 7.800 tấn, đóng góp 1% tổng sản lượng tiêu thụ và đang từng bước nâng kim ngạch xuất khẩu qua mỗi tháng sang các nước ASEAN - thị trường xuất khẩu thép chính của Việt Nam nói chung và Hòa Phát nói riêng và đang phải cạnh tranh gay gắt với thép Trung Quốc. Ngoài ra, thép Hòa Phát cũng tiếp tục xuất khẩu sang thị trường Australia. (Xem tiếp)

Nhà máy đạm 12.000 tỷ thua lỗ 2.000 tỷ từng nhiều lần “xin” gỡ khó

Dự án nhà máy Đạm Ninh Bình thuộc Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình do Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) làm chủ đầu tư, có công suất 560.000 tấn một năm được khởi công xây dựng vào năm 2008 và vận hành thương mại từ 15/12/2012.

Sau khi đàm phán, Vinachem đã quyết định chọn vay vốn từ Trung Quốc 250 triệu USD với Tập đoàn China Huanqiu Contracting & Enginneer làm tổng thầu thực hiện.

Mặc dù nhà máy sử dụng các công nghệ tiên tiến trên thế giới được giới thiệu như công nghệ khí hóa của Shell (Hà Lan), công nghệ tinh chế khí của Linder (Đức), công nghệ tổng hợp amoniac của Topsoe (Đan Mạch), công nghệ phân ly không khí của Air Liquide (Pháp)… nhưng các thiết bị lại được phía nhà thầu Trung Quốc cung ứng. (Xem tiếp)

LINH LINH

Nguồn BizLIVE: http://bizlive.vn/doanh-nghiep/doanh-nghiep-24h-vi-sao-doanh-nghiep-lam-an-bet-bat-van-len-san-thanh-cong-1755830.html