Đối tác không phải "sợ” Google hậu Motorola

ICTnews – Ngay từ khi đang chờ phê duyệt thương vụ mua lại Motorola Mobility, các nhà điều hành Google đã cố gắng làm dịu nỗi lo sợ của đối tác phần cứng rằng Google sẽ cạnh tranh với chính họ.

Sự nghi ngờ của các đối tác là hoàn toàn dễ hiểu khi công ty mà Google chuẩn bị thâu tóm - Motorola Mobility – chính là một nhà sản xuất phần cứng, dẫn tới nguy cơ những cải tiến mới nhất của Android sẽ xuất hiện trên điện thoại của Motorola trước khi Google cung cấp cho bất kì nhà sản xuất nào khác.

Các đối tác đã từng nghi ngờ Google sẽ quay lại cạnh tranh với chính họ sau khi mua lại Motorola Mobility

Các đối tác đã từng nghi ngờ Google sẽ quay lại cạnh tranh với chính họ sau khi mua lại Motorola Mobility Thương vụ trị giá 12,5 tỷ USD cho tới nay vẫn chưa được phê duyệt. Trong khi đó, Google cũng không phát ngôn nhiều về kế hoạch của hãng, hoặc nếu có chỉ đưa ra những tuyên bố hết sức chung chung. Cụ thể, trong buổi họp báo về việc mua lại Motorola, trưởng bộ phận di động Andy Rubin của Google nói Motorola sẽ hoạt động như một đơn vị kinh doanh độc lập. Mới đây, trong chuyến làm việc tại 3 thành phố chấu Á, Chủ tịch Google, ông Eric Schmidt, có thảo luận về kế hoạch dành cho Motorola. Tại Hàn Quốc, ông cho biết thương vụ “sẽ “không thay đổi cách chúng tôi hoạt động theo bất cứ hướng nào”. Tại Đài Bắc (Đài Loan), ông nói Google vẫn tiếp tục hỗ trợ bảo vệ pháp lý cho các đối tác Android. Các đối tác dường như đã tin tưởng là Google sẽ không cạnh tranh với họ mặc dù xuất hiện nhiều ý kiến khác nhau về mục đích Google mua lại Motorola. Trong một hội nghị đầu tháng 11/2011, Giám đốc kỹ thuật Jan Uddenfeldt của Sony Ericsson nói rằng Google vẫn cho thấy việc mua lại Motorola chủ yếu vì danh mục bằng sáng chế. Ông cho rằng “Google không muốn kinh doanh theo mô hình dọc (vertical business - mô hình hoạt động của Apple và RIM, hai hãng tự phát triển phần mềm và thiết kế phần cứng) vì điều đó sẽ hủy hoại thị phần của Android”. Ông giải thích trong mấy quý gần đây, Google chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường di động một phần là nhờ Android được nhiều công ty sử dụng rộng rãi, với 43% người dùng smartphone sử dụng điện thoại Android, theo số liệu của hãng nghiên cứu Nielsen. Ba tháng kể từ khi tuyên bố mua Motorola, chiến thuật của Google là tiếp tục như một “người chơi” trung tính và điều này đã được các đối tác công nhận. Ông Uddenfeldt nói trong một buổi phỏng vấn: “Hiện chúng tôi (Sony Ericsson) là một công ty “Android hoàn toàn”, và chúng tôi ko ngại điều đó.” Khác với vị giám đốc kỹ thuật này, ông Kevin Packingham, phó Chủ tịch cấp cao của Samsung Electronics lại cho rằng bằng sáng chế có lẽ chỉ nhân tố phụ nếu nói về những lợi ích mà thương vụ này đem lại cho đối tác. Ông cho biết Google đã gợi ý họ dự định tận dụng chuyên môn về phần cứng của Motorola để tìm hiểu cách tích hợp phần mềm sát hơn với phần cứng. Ông nói: “Google cần có khả năng hiểu được cách tích hợp sâu với phần cứng. Điều đó có thể biến Motorola thành một “trợ thủ” nghiên cứu và phát triển”. Trước khi mua lại Motorola, Google đã có các chương trình hợp tác mà trong đó Google và đối tác phần cứng cùng phát triển sản phẩm đầu tiên chạy một phiên bản Android. Google và Samsung đã cùng phát triển Nexus S và Galaxy Nexus; Google cũng hợp tác với HTC trong điện thoại Nexus One, Motorola trong Xoom Tablet. Ông Packingham nói rằng việc được lựa chọn làm đối tác phát triển “thiết bị đi đầu” đem về lợi thế cạnh tranh lớn, vì công ty được lựa chọn sẽ được tiếp cận trực tiếp với các kỹ sư của Google cũng như mã nguồn Android trước các đối thủ. Ông cho biết Samsung được Google lựa chọn hợp tác phát triển Nexus S và Galaxy Nexus nhờ công ty có kinh nghiệm chuyên môn về phần cứng và linh kiện, đồng thời nói rằng không hề có việc đấu thầu trong chương trình hợp tác này. Phát ngôn viên của Google từ chối bình luận chính xác quy trình lựa lựa chọn đối tác của hãng tiến hành ra sao.

Nguồn ICTNews: http://ictnews.vn/home/Kinh-doanh/8/Doi-tac-khong-phai-so-Google-hau-Motorola/98085/index.ict