Đong đưa, hờn dỗi, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn về với Nga

Thổ mạnh miệng tuyên bố tiêu diệt Assad thử thái độ Nga nhưng sau đó nhanh chóng phê chuẩn thỏa thuận dầu khí chiến lược.

Ngày 1/12, Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đã thông qua đạo luật phê chuẩn thỏa thuận dự án dầu khí chiến lược với Nga mang tên "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ".

Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đã nhận được 210 phiếu ủng hộ, 7 phiếu chống và 6 phiếu trắng cho phép dự án với Nga bắt đầu được tiến hành, kéo theo những lợi ích song phương cực kỳ hậu hĩnh.

Trong thời gian gần tới, văn kiện luật này phải được Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan ký duyệt, sau đó được đăng tải trên Công báo Resmi Gazete và đi vào hiệu lực.

Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ phê duyệt dự án dầu khí Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ với Nga.

Trước đó, Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Tài nguyên thiên nhiên Thổ Nhĩ Kỳ Berat Albayrak đã tuyên bố rằng, các công việc liên quan tới đường ống dẫn khí đốt "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ" sẽ được xúc tiến vào đầu năm 2017. Chính quyền Ankara coi đây là dự án quan trọng đối với chính sách năng lượng của đất nước.

Hồi tháng 10, hai nước cũng đã ký thỏa thuận liên chính phủ, dự trù xây dựng hai tuyến đường ống dẫn khí đốt chạy dưới đáy Biển Đen.

Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ phê chuẩn dự án chiến lược băng qua Biển Đen giữa Ankara và Nga chỉ sau vài ngày Tổng thống Erdogan tuyên bố lạnh băng về việc tham chiến ở Syria là nhằm làm chính quyền Tổng thống Bashar al- Assad sụp đổ- người mà phía Nga đang hỗ trợ đặc biệt.

Việc Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thường xuyên phát ngôn "gây sốc" vào mối quan hệ giữa Moscow và Ankara khiến giới quan sát cho rằng, ông Erdogan muốn cân đo đong đếm các phản ứng từ các bên liên quan đối với Thổ Nhĩ Kỳ trong một sự can thiệp quân sự công khai ở Syria. Điều này sẽ khiến Thổ Nhĩ Kỳ cân nhắc việc nên ngả theo ai nhiều hơn để đạt được mục đích tối cao nhất cho mình.

Ngay sau khi tuyên bố lạnh gáy về mục đích tham gia chiến trường Syria là nhằm lật đổ chính quyền Tổng thống Assad, đồng thời "vỗ thẳng mặt" vào người bạn thân lâu năm là Moscow đang bảo vệ lực lượng quân chính phủ ở đây, phía Nga đã lập tức yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ làm rõ những tuyên bố này.

Sau đó, Quốc hội nước này đã thông qua dự án dầu khí thế kỷ, từ Nga bắc qua Biển Đen tới Thổ Nhĩ Kỳ.

Ông Erdogan dường như tỏ ra rất khó đoán. Những tuyên bố trước đó cũng cho thấy lời nói và những động thái đi kèm của ông cũng không đồng nhất.

Chuyên gia người Nga Stanislav Yakovlev đã chọn khả năng thứ ba nhưng đồng thời cảnh báo rằng “lịch sử đã chứng minh ông Erdogan và logic không phải lúc nào cũng song hành”.

Chuyên gia người Nga Stanislav Yakovlev đã chọn khả năng thứ ba nhưng đồng thời cảnh báo rằng “lịch sử đã chứng minh ông Erdogan và logic không phải lúc nào cũng song hành”.

Tổng thống Erdogan luôn đặt ra thách thức với ngoại giao chỉ nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi ích của mình.

Chuyên gia Yakovlev lý giải: “Cần phải biết rằng ông Erdogan là người rất khó chịu, và cái đầu không hoàn toàn tỉnh táo. Thứ nhất, ông ta vốn có mối quan hệ rất tốt đẹp với IS, đặc biệt là trong quan hệ kinh tế-thương mại. Thứ hai, ông bắt tay chặt chẽ với mặt trận Al-Nusra, thậm chí bán cả chất độc sarin cho họ với dạng chất chống đông.

Thứ ba, phong cách chính trị của ông là sử dụng các tình huống khiêu khích để giải thích mình là bên bị hại, và dùng vị trí đó để giành lấy thế toàn quyền hành động cho các động thái côn đồ của mình".

Theo chuyên gia Nga, mọi người đều hiểu ông Erdogan, với tính cách và tham vọng của mình, ông tranh cãi với tất cả, và nay “chỉ còn có Nga là chịu được dù chẳng muốn chút nào”.

Đông Phong

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/dong-dua-hon-doi-tho-nhi-ky-van-ve-voi-nga-3324251/