Đưa lễ hội Phủ Dầy vào Di sản văn hóa quốc gia

Nam Định đang lập hồ sơ quần thể di tíchPhủ Dầy và tín ngưỡng thờ Mẫu đề nghị đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể QG.

Để tiếp tục quản lý, bảo tồn và phát huy tốt nhất giá trị của quần thể di tíchPhủ Dầy và tín ngưỡng thờ Mẫu, tỉnh Nam Định đang lập hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch đưa lễ hội Phủ Dầy vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thểquốc gia.

Phủ Dầy là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng truyền thống đầy tính nghệthuật, mỹ thuật của người Việt tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.Trong 21 công trình kiến trúc của quần thể Phủ Dầy có bộ ba kiến trúc liên quanchặt chẽ tới mẫu Liễu Hạnh là phủ Tiên Hương (phủ chính), phủ Vân Cát và lăngChúa Liễu. Ngoài ra, còn có một di sản văn hóa phi vật thể độc đáo luôn hiện hưũnơi đây là Hầu bóng và hát Chầu văn.

Lễ hội Phủ Dầy là lễ hội tôn vinh Thánh Mẫu Liễu Hạnh - một bậc "Thiên hạ mâũnghi," vị thần chủ của tín ngưỡng thờ Mẫu và là một vị Thánh trong Tứ bất tử củadân tộc Việt Nam. Liễu Hạnh đã được phụng thờ ở nhiều nơi như Phủ Dầy, Phủ TâyHồ, Phủ Sòng và rất nhiều các phủ, đền khác nhưng Lễ hội Phủ Dầy là lễ hội lớnnhất, quy mô nhất.

Tỉnh Nam Định hiện có 287 di tích gắn liền với tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ, thờĐức Thánh Trần và liên quan đến “nghi lễ Chầu văn;” trong đó quần thể di tíchPhủ Dầy vừa là trung tâm của tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh, vừa là nơi thườngxuyên diễn ra hoạt động nghi lễ Chầu văn tiêu biểu của Nam Định.

Phủ Dầy được Bộ Văn hóa Thông tin (trước đây) cấp bằng xấp hạng di tích vănhóa lịch sử cấp Quốc gia năm 1975. Tháng 12/2012, Bộ Văn hóa, Thể thao và Dulịch có Quyết định công nhận nghi lễ Chầu văn của người Việt ở tỉnh Nam Định vàHà Nam là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Ông Nguyễn Văn Thư, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Nam Định cho biết để tiếp tụcnghiên cứu, làm sáng tỏ giá trị của quần thể di tích Phủ Dầy và tín ngưỡng thờMẫu, năm nay, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định giao Bảo tàng tỉnhkiểm kê, lập hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa Lễ hội phủ Dâỳvào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Theo ông Thư, đây là cơ sở pháp lý và khoa học quan trọng làm tiền đề để lậphồ sơ đề nghị Nhà nước công nhận quần thể Phủ Dầy là Di tích văn hóa lịch sửquốc gia đặc biệt và tiến tới đề nghị Bộ cho phép Nam Định đại diện các địaphương có di sản lập hồ sơ nghi lễ Chầu văn của người Việt trình UNESCO vinhdanh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Quá trình kiểm kê, lập hồ sơ Phủ Dầy được thực hiện trong ba tháng, có sựđồng thuận, cam kết của cộng đồng và chính quyền địa phương. Dự kiến, hồ sơ sẽđược hoàn tất và trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngay trong tháng Támnày./.

Nguyễn Trường (TTXVN)

Nguồn TTXVN: http://www.vietnamplus.vn/home/dua-le-hoi-phu-day-vao-di-san-van-hoa-quoc-gia/20138/209956.vnplus