Đưa mã số D.U.N.S đến gần hơn với doanh nghiệp Việt Nam

Đánh giá của Bộ Công thương qua xuất khẩu 2 tháng đầu năm 2010 là có nhiều khởi sắc, kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng nhẹ (ước đạt hơn 8,9 tỷ USD, tăng 0,1% so cùng kỳ năm 2009). Tuy nhiên, đánh giá tình hình xuất khẩu trong cả năm 2010, nhiều chuyên gia cho rằng, bên cạnh những thuận lợi, việc xuất khẩu cũng sẽ gặp không ít khó khăn, thách thức…

Khó khăn đối với xuất khẩu trong thời gian tới trước hết là những ảnh hưởng mang tính khách quan như quá trình phục hồi kinh tế thế giới chứa đựng nhiều rủi ro, khó lường. Những vấn đề hậu khủng hoảng như bảo hộ mậu dịch, biến động giá cả, lạm phát, khan hiếm nguyên liệu, năng lượng… thì những khó khăn mang tính chủ quan như Chính phủ Mỹ vừa ban hành quy định bắt buộc mọi nhà thầu nhập khẩu hàng hóa vào nước này phải có mã số D-U-N-S để đảm bảo an ninh, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu không thể hiểu rõ nội lực của đối tác… càng khiến các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam rơi vào bế tắc, nhất là các nước đang phát triển như Việt Nam. Trước tình trạng đó, để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu, ngay từ tháng 2/2010, công ty cung cấp thông tin doanh nghiệp hàng đầu thế giới Dun & Bradstreet (D&B) đã chính thức có mặt tại Việt Nam. Theo bà Corinne Saunders, Phó Chủ tịch cao cấp phụ trách Ban Hợp tác quốc tế của D&B, sự hiện diện của công ty hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tìm kiếm tốt hơn thông tin về thị trường xuất khẩu và đối tác toàn cầu cũng như tăng cường các hoạt động thương mại xuyên biên giới. Bà Saunders cho biết thêm, những công việc đầu tiên mà D&B thực hiện sau khi mở văn phòng đại diện là tiếp tục mở rộng cơ sở dữ liệu thông tin về các doanh nghiệp Việt Nam, giúp các doanh nghiệp Việt Nam nhận chứng nhận mã số D-U-N-S cho các hoạt động thương mại toàn cầu để tránh những rắc rối có thể nảy sinh khi xuất khẩu vào Mỹ. Hệ thống mã số D-U-N-S của D&B hiện được áp dụng cho các doanh nghiệp trên toàn thế giới và là tiêu chuẩn toàn cầu nhằm xác nhận doanh nghiệp trong giao dịch qua mạng trực tuyến và không trực tuyến. Mã số này được công nhận, khuyến nghị sử dụng và/hoặc là quy định bắt buộc bởi 50 hiệp hội toàn cầu, công nghiệp và thương mại, trong đó có chính phủ Mỹ, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc. Được biết, D&B đã cung cấp báo cáo thông tin về doanh nghiệp Việt Nam trong hơn 15 năm qua và đang hợp tác với các đối tác Việt Nam để thực hiện các dự án. Việc mở văn phòng đại diện tại TPHCM sẽ giúp công ty tiếp cận sâu hơn thị trường này. Hiện nay, D&B là công ty cung cấp thông tin thương mại và kiến thức chuyên sâu hàng đầu thế giới về doanh nghiệp với cơ sở dữ liệu thương mại toàn cầu chứa đựng hơn 160 triệu hồ sơ doanh nghệp ở trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Toàn bộ 160 triệu hồ sơ lưu đều có số D-U-N-S giúp việc tìm kiếm thông tin dễ dàng. Số D-U-N-S, sản phẩm hàng đầu trong quy trình chất lượng dữ liệu cùng với quy mô dữ liệu khiến D&B trở thành nhà cung cấp thông tin duy nhất có khả năng cung cấp trên quy mô toàn cầu. Với D&B, việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp xuất khẩu, tập trung tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu có vốn đầu tư nước ngoài… trở nên dễ dàng hơn. Cũng để đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới, D&B cũng chủ động nắm bắt thị trường để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp về thị trường, các chính sách của nước nhập khẩu… Dự kiến tính đến hết năm 2010, D&B sẽ tăng số hồ sơ doanh nghiệp được theo dõi tại Việt Nam từ 75.000 lên 100.000. Nâng cao niềm tin trong nước bằng cách sử dụng Chỉ số Lạc quan Thị trường của môi trường doanh nghiệp Việt Nam làm chỉ số dự báo doanh nghiệp chủ đạo. S.Nâu-Nhân Doanh

Nguồn SGGP: http://sggp.org.vn/kinhtedoisong/2010/3/221857/