Đức: Cộng đồng Đông Á sẽ khiến thế giới đứng “ở thế ba chân”

VIT - Tờ Nhật báo “Handelsblatt” của Đức có đưa một bài báo có tên là “Tham vọng mới của châu Á”. Theo bài báo, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc – 3 cường quốc kinh tế đã vạch mục tiêu xây dựng một cộng đồng Đông Á.

Đối với Mỹ và Liên minh châu Âu, kế hoạch này có thể là cuộc cạnh tranh khốc liệt về kinh tế chính trị. Nhưng tiền đề của nó đó là, 3 quốc gia muốn liên minh với nhau này đang vui mừng cho rằng, kế hoạch vĩ mô này sẽ từ bỏ những thành kiến lịch sử. Đặc biệt là Trung Quốc, nước này sẽ cho rằng, bản thân mình đang phát triển nhanh chóng, dường như không cần phải thỏa hiệp với các nước lân bang. Các nhà chính trị gia châu Á muốn thực hiện một mục tiêu nhất thể hóa chính trị. Họ đã bàn đến việc cùng nhau xây dựng một mục tiêu chung cho các sản phẩm công nghiệp, huy bỏ những hạn chế thuế quan, thậm chí muốn áp dụng một đơn vị tiền tệ chung. Theo nguyện vọng, sự lưu động tự do các yếu tố kinh tế giữa các nước có thể sẽ được thực hiện trong 20 năm tới. Sau khi ông Yukio Hatoyama được bầu làm Thủ tướng Nhật Bản, kế hoạch đầy tham vọng này có vẻ trở nên khả thi hơn. Ông nói rõ rằng, nhất thể hóa châu Á theo mô hình châu Âu là mục tieu chính sách ngoại giao của mình. Nguyên nhân Nhật Bản đưa ra động thái thẳng thắn mới này bắt nguồn từ nhu cầu kinh tế. Hai mươi năm qua, nền kinh tế của quốc gia này vẫn đang trong cơn khủng hoảng. Mặc dù các doanh nghiệp công nghiệp lớn thậm chí đã mở rộng các lĩnh vực dẫn đầu về công nghệ của mình, nhưng thế hệ trẻ sau này sẽ không có những dự đoán tốt bằng thế hệ cha ông. Mặc dù đứng trước nhiều khó khăn, nhưng có một điểm chắc chắn rằng, nếu đã xây dựng nên một cộng đồng kinh tế Đông Á, nó sẽ giải phóng ra một năng lượng kinh tế khổng lồ. Tính theo sức mua, hiện tại Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc hợp sức lại đã có thể đuổi kịp EU hoặc Mỹ. Ngoài ra, dân số châu Á so với EU và Bắc Mỹ lớn hơn rất nhiều, điều này sẽ bảo đảm cộng đồng Đông Á giành được vị trí lãnh đạo quốc tế. Nếu như vậy, trong thời gian có thể dự kiến, thế giới sẽ có 3 trung tâm quyền lực: Mỹ, Liên minh châu Âu và Cộng đồng Đông Á. Qua đó vì thế EU cần phải nỗ lực thúc đẩy công cuộc nhất thể hóa chính trị của mình, nhằm bảo vệ vị trí lãnh đạo và làm một tấm gương. Có thể, tham vọng của người châu Á trái lại sẽ có vai trò kích thích EU hành động nhanh chóng hơn.

Nguồn VITINFO: http://vitinfo.com.vn/muctin/kinhte/chinhsach/la67629/default.htm