Đức 'vùng vẫy' chống chọi sự lắt léo của Trung Quốc?

Đức đang đối mặt với nhiều lo lắng trong mối quan hệ với Trung Quốc khi Bắc Kinh tăng cường “mua lại” các công ty của quốc gia này.

Lo lắng “thâu tóm” các công ty Đức của Trung Quốc

Cho đến nay, nhiều doanh nghiệp Đức vẫn đi trước khá xa so với các đối thủ cạnh tranh Trung Quốc, nhưng việc Trung Quốc “thâu tóm” các công ty như Aixtron đã hé lộ quy mô cuộc chuyển dịch công nghệ cao từ Đức sang Trung Quốc. Với nước Đức, về lâu dài điều đó có nghĩa là mất đi bí quyết và hàng triệu việc làm cao cấp, đặc biệt là do Đức có rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa có trình độ công nghệ rất cao - trong tiếng Đức gọi là Mittelstand - dễ dàng bị thâu tóm với giá rẻ so với các tập đoàn đa quốc gia khổng lồ. Điều này gây nên nhiều lo ngại việc chảy máu chất xám nguồn nhân lực nước Đức.

Ngoài thương vụ Aixtron - Fujian Grand Chip kể trên, hồi tháng 7 năm ngoái, Công ty Robotics Kuka AG có trụ sở tại Frankfurt - mà sản phẩm là các robot công nghiệp sơn màu da cam đang đảm nhiệm nhiều công đoạn sản xuất tinh vi tại hầu hết các nhà máy của Đức, từ lắp ráp máy bay Airbus đến xe hơi Audi - cũng đã rơi vào tay Công ty Sản xuất hàng gia dụng Midea Trung Quốc. Đầu tháng này, báo chí cũng tiết lộ hai công ty Trung Quốc đang đề xuất mua lại Công ty Osram Licht - nhà sản xuất bán dẫn và LED có trụ sở tại Munich - một trong hai công ty chào mua chính là San’an Optoelectronics nói trên.

Trung Quốc liên tục là quốc gia năng động khẳng định sức mạnh về kinh tế. Bộ Kinh tế và Năng lượng Đức đã chấp thuận để tập đoàn điện máy gia dụng Midea của Trung Quốc thâu tóm nhà sản xuất robot Kuka của nước này. Thương vụ này, nằm trong làn sóng đầu tư của Trung Quốc ở nước ngoài, đã gây ra những lo ngại ở Đức cũng như ở châu Âu về vấn đề công nghệ khi để nước ngoài thâu tóm các công ty nội địa. Midea cam kết giữ nguyên tính độc lập của Kuka và duy trì khoảng 12.600 việc làm ở tập đoàn này cho tới năm 2023.

Trong các lĩnh vực quan trọng mang tính chiến lược, như viễn thông hay cung cấp điện-nước, Đức hoàn toàn có thể từ chối các thương vụ mua bán các công ty nội địa. Trong khi đó tại Trung Quốc, việc nước ngoài mua lại các tập đoàn công nghiệp nội địa lớn là điều không thể, bởi vậy thương vụ thâu tóm Kuka của Midea đã thu hút sự quan tâm đáng kể.

Trước đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã từng có chuyến thăm trụ sở Augsburf vào năm 2015 và nói rằng: “Chúng ta tự hào về các công ty công nghiệp của nước Đức giống như Kuka”. Việc thâu tóm Kuka của Trung Quốc đã làm mất mát phần nào niềm tự hào ấy. Berlin vẫn quan sát các hành động của Bắc Kinh đối với Kuka đồng thời thúc đẩy các biện pháp đảm bảo công nghệ then chốt.

Nhiều mâu thuẫn nội bộ nước Đức

Bà Merkel chấp thuận việc Đức tham gia thương mại tự do nhằm thực hiện mục tiêu “Vì một thế giới luôn kết nối” trong nhóm G20 với nhiều tin tưởng vào nhiều thay đổi có lợi khi Tổng thống mới đắc cử Donald Trump lên nắm chính quyền chính thức.Thậm chí cho dù Kuka bị thâu tóm, bà Merkel vẫn nhấn mạnh rằng Đức sẽ mở cửa thu hút đầu tư của Trung Quốc và tỏ ra mong muốn Bắc Kinh sẽ mở cửa đón nhận sự đầu từ từ Berlin.

Từ tháng Sáu năm ngoái, bà Merkel đã giữ một khoảng cách với Trung Quốc. Trong chuyến đến Bắc Kinh vào tháng 11, Bộ Trưởng Kinh Tế Đức Sigmar Gabriel cũng đã có xô xát với Bộ trưởng thương mại Trung Quốc.

Ông Gabriel đã bức xúc khi các công ty Trung Quốc luôn tìm cách mua các doanh nghiệp của Đức nhưng lại hạn chế các công ty của Đức đi vào thị trường Trung Quốc. Thậm chí ông Gabriel đã chỉ trích rằng: “Chúng tôi không bao giờ chỉ ôm khư khư lợi ích của mình. Tất cả phải vì lợi ích đôi bên”.

Những khảo sát trong các hoạt động M&A (mua bán và sáp nhập) tại Trung Quốc chứng tỏ Đức đã có những khảo sát và tỏ ra thận trọng khi các công ty Trung Quốc vào đầu tư tại Đức. Quá trình kiểm soát chặt chẽ đối với các công ty Trung Quốc nhằm thận trọng hơn trong các trường hợp thâu tóm công ty Đức của Trung Quốc. Các nhà đầu tư cho rằng, cần thiết để có chiến lược rõ ràng.

“Cả hai bên nên có những thay đổi dựa trên các tiêu chí rõ ràng”, ông Berthold Fuerst, giám đốc tài chính của Ngân hàng trung ương Đức nói.

Trong vài năm qua, các công ty Trung Quốc đã khôn khéo hơn khi thương lượng hợp đồng với đối tác nước ngoài và biết cách xoa dịu những nỗi lo lắng của cổ đông. Trong các công ty Trung Quốc lớn, việc đàm phán với những nhà quản trị được đào tạo ở phương Tây, từng làm việc ở các tập đoàn quốc tế sẽ tăng lên mối lo lắng về Trung Quốc và phải biết cách đàm phán thận trọng”, luật sư Nicola Mayo chuyên trách các giao dịch Trung Quốc-châu Âu của Công ty Luật Linklaters ở London nhận định trên tờ Bloomberg.

“Các doanh nghiệp Trung Quốc là một thế lực ngày càng mạnh trên thị trường M&A thế giới, đặc biệt là ở châu Âu - nơi tiếp nhận hơn một nửa số vốn đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc trong năm nay. Điều đó cũng có nghĩa là cạnh tranh giữa các nhà đầu tư Trung Quốc, châu Âu và Mỹ sẽ càng quyết liệt”, Bloomberg nhận định.

Giới chuyên gia không “mù mờ” về động cơ thực sự của các vụ M&A của Trung Quốc. “Vụ Aixtron cho thấy rõ đây không phải là một hoạt động đầu tư bình thường. Thay vì vậy, chúng ta thấy tiền vốn của Chính phủ Trung Quốc vận động trong hậu trường”, ông Sebastian Heilman, Chủ tịch Viện Mercator, nhận định. “Mục tiêu của các chương trình đầu tư công nghiệp ra nước ngoài của Bắc Kinh là thay thế dần vị trí các nhà lãnh đạo công nghệ nước ngoài bằng các công ty Trung Quốc - không chỉ ở nước này mà cả trên thị trường xuất khẩu toàn cầu”, ông Heilman nói thêm.

Các công ty Trung Quốc đã chi khoảng 10 tỷ đô la vào 56 hoạt động M&A tại Đức vào năm ngoái. Berlin lo lắng về việc mất mát các công nghệ chiến lược và các hội liên hiệp thương mại lo lắng về thất thoát việc làm. Trong khi chính phủ Đức đang cân nhắc bằng cách nào để nắm bắt được tình hình thâu tóm của Trung Quốc thì các nhà đầu tư mong đợi sẽ giảm dần đi các hợp đồng với Trung Quốc.

Đằng sau những lo lắng... là tìm cách điều chỉnh

Ông Gabriel đã nói vào tháng 6 năm ngoái rằng: “Một khi chúng ta không thể hi sinh các công ty của Đức vào tay Trung Quốc cũng như không thể để mất đi công ăn việc làm cho mọi người thì bắt buộc phải mở của thị trường”.

Đức có thể kiểm soát và ngăn chặn việc thu mua của nước ngoài thông qua Luật thanh toán và ngoại thương (Aussenwirtschaftsgesetz). Tuy nhiên, mong muốn của Đức là xúc tiến thương mại tự do toàn cầu, cần thiết để đưa ra nhiều thay đổi. Giống như các quan chức Đức nói: “Cần thiết để điều chỉnh luật thâu tóm công ty nước ngoài chứ không phải là thắt chặt”.

Hiện tại, luật pháp Berlin đều mang tính chất là “bắt buộc hoặc là hạn chế”, và điều này sẽ mang lại nhiều bất lợi trong việc giao thiệp quốc tế.

Giám đốc điều hành của Hiệp hội kỹ sư Đức (VDMA) Thilo Brodtmann cho rằng, kinh nghiệm của các nhà đầu tư Trung Quốc rất tốt. Chúng ta cần phải thay đổi tư duy vụn vặt để hướng tới những cái lớn hơn thông qua việc điều chỉnh luật kinh tế nước Đức.

(Theo Bloomberg&Reuters)

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/the-gioi/duc-vung-vay-chong-choi-su-lat-leo-cua-trung-quoc-225348.html