Đừng dùng túi nilon theo những cách này kẻo hối không kịp

Nếu bạn có thói quen dùng túi nilon để đựng đồ cay, nóng; đựng thức ăn bằng các túi nilon màu sắc sặc sỡ... thì hãy ngừng lại ngay kẻo hối không kịp.

Tuyệt đối không dùng túi nilon để đựng thức ăn nóng, chua, cay... kẻo bị nhiễm độc lúc nào không biết.

Dùng túi nilon để đựng đồ ăn nóng, chua, cay

Vì tiện lợi, rất nhiều người thường đựng đồ ăn sáng (bánh bao, bánh rán nóng, sữa đậu nành...), dưa chua, cà muối... bằng những chiếc túi nilon mà không biết rằng điều này là cực kỳ nguy hiểm. Bởi theo các chuyên gia y tế, điều này sẽ gây ra các phản ứng phụ với các chất phụ gia trong trong túi nilon và dễ dàng thôi nhiễm chất độc vào thức ăn. Một trong những chất đó là chất DOP (dioctin phatalat) giống như hormon nữ, vì thế rất có hại cho nam giới và trẻ em khi cơ quan sinh dục chưa hoàn chỉnh. Nếu bị nhiễm chất này lâu dài, các bé trai có thể bị nữ tính hóa, vô sinh nam, còn trẻ em nữ có nguy cơ dậy thì quá sớm.

Rau quả đựng trong túi nilon lâu là môi trường cho vi khuẩn sinh sôi, nảy nở.

Mua thực phẩm về để luôn túi nilon trong tủ lạnh

Nhiều người có thói quen mua thực phẩm ngoài chợ về thì ngay lập tức để luôn cả túi nilon rồi cho vào tủ lạnh. Đây là thói quen không tốt. Vì rau quả được đựng trong túi nilon rất dễ bị hấp hơi, nên độ ẩm xung quanh tương đối cao, tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng sinh sản, dẫn đến suy giảm chất dinh dưỡng có trong các loại rau củ. Do đó, nếu dùng túi nilon, thời gian dự trữ thực phẩm không nên quá dài.

Tuyệt đối không được dùng màng bọc thực phẩm ni lông lên bề mặt thức ăn để hâm nóng trong lò vi sóng kẻo cả nhà bị nhiễm độc.

Dùng màng bọc thực phẩm hâm nóng đồ ăn trong lò vi sóng

Những thực phẩm đã qua chế biến, có chứa hàm lượng mỡ, nhiều gia vị khi tiếp xúc với màng bảo quản thực phẩm sẽ khiến những thành phần hóa học từ màng bọc thẩm thấu vào thức ăn, tạo ra các phản ứng hóa học gây hại cho sức khỏe của bạn.

Đặc biệt, bạn tuyệt đối không được dùng màng bọc thực phẩm ni lông lên bề mặt thức ăn để hâm nóng trong lò vi sóng. Sau khi bị quay nóng trong lò vi sóng tới 300 - 500oC, các màng bọc ni lông này bị chảy nhẽo và chất dẻo sẽ dính vào thức ăn.

Những chất độc hại trong các túi nilon có thể ngấm sâu vào thức ăn và được hấp thụ vào cơ thể.

Đông lạnh thịt bằng túi nilong

Khi đông lạnh thịt trong các túi nilon, các hóa chất có thể ngấm vào thịt, làm ảnh hưởng đến chất lương thịt, sau đó được hấp thụ vào cơ thể. Theo thời gian các hóa chất trong túi nilon sẽ làm thay đổi mô, tổn thương di truyền, lỗi nhiễm sắc thể, sẩy thai, dị tật bẩm sinh, dậy thì sớm và những thay đổi nội tiết tố. Ở trẻ em, hóa chất chứa trong túi nilon có thể gây hại đến hệ thống miễn dịch và kích thích làm gián đoạn các vấn đề về hành vi, nhận thức…

Vì vậy, bạn có thể thay thế túi nilon bằng những hộp đựng thịt vừa phải và chia theo bữa ăn để khỏi phải rơi vào tình trạng vừa giã đông thịt đã phải cấp đông. Điều này cũng rất nguy hại cho cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng chỉ nên cấp đông thịt từ 3-5 ngày để giữ được độ tươi ngon của th

Để sử dụng túi nilon an toàn, các chuyên gia khuyến cáo người dân nên chọn các loại túi không màu, có độ trong, bóng cao, màu sắc sáng tươi, bề mặt sản phẩm không bị nhám, xước. Hạn chế sử dụng đồ nhựa để đựng thức ăn nóng, chua, cay...

Nguyen Ha Quyen
Theo Đời sống Plus/GĐVN

Nguồn Đời Sống Plus: http://doisongplus.vn/dung-dung-tui-nilon-theo-nhung-cach-nay-keo-hoi-khong-kip-28801-8.html