EU phiền muộn

Cho dù các nước khu vực euro của EU thống nhất được một quan điểm chung về eur thì Mỹ dường như vẫn khăng khăng phản đối các cố gắng của khối G7 nhằm ngăn chặn sự giảm giá của USD.

small_4382.jpg Thực tế là Mỹ đang hưởng lợi từ việc USD giảm giá và vì thế EU sẽ còn phải vất vả nhiều nếu muốn có một sự hợp tác nhỏ nhoi nào đó để eur không trở thành tiền tệ mạnh nhất thế giới.Đó cũng là lý do ông Jean-Calude Juncker - người đứng đầu nhóm các bộ trưởng kinh tế của 13 quốc gia thuộc khu vực sử dụng eur của EU đã lên tiếng chỉ trích thái độ của chính phủ Mỹ với chính sách đang áp dụng đối với USD, bao gồm cả hoạt động thương mại và xử lý thâm hụt ngân sách của quốc gia này. Các nhà phân tích kinh tế tin rằng chính các giải pháp và chính sách trên của Mỹ đã góp phần làm cho sự căng thẳng giữa USD với eur ngày càng leo thang. Đặc biệt, sự giảm giá của USD khiến các nước khu vực eur của EU đặc biệt quan ngại. Ông Juncker đã trích dẫn số liệu về sự mất cân bằng trong thương mại toàn cầu liên quan đến mối quan ngại ông đang đề cập, đó là năm 2006 thế giới thâm hụt 850 tỷ USD. Sự thâm hụt đó đã làm suy yếu áp lực với USD phải tăng giá và khiến các nhà đầu tư có thể ngừng cung ứng vốn làm ăn tại Mỹ, như thế người dân Mỹ không thể tiếp tục say sưa mua sắm hàng hóa NK. Tuyên bố trên của ông Juncker - người thường tránh đề cập vấn đề tỷ giá eur và USD, là bằng chứng mạnh mẽ nhất cho thấy quan chức và người dân Châu Âu không bằng lòng với việc eur ngày càng lên giá so với USD. Pháp là nước phản đối quyết liệt nhất tình trạng eur lên giá, nhất là từ khi Tổng thống Nicolas Sarkozy lên nhậm chức. Bộ trưởng tài chính Pháp, Christine Lagarde cho biết Paris sẽ gây áp lực và đề nghị các thành viên khác của EU cùng tham gia sáng kiến kiềm chế giá trị của đồng eur. Những lời phản đối của ông Juncker đã tạo ra tác động nho nhỏ, ít nhất là khoảng thời gian giải lao cho eur sau một thời gian tăng giá kỷ lục - 1 EUR đổi được 1,43 USD tại New York. Tuy nhiên, đó chỉ là viên đá ném ao bèo vì eur tiếp tục tăng giá vì các cơ quan của khu vực eur đã thiếu những công cụ hiệu quả nhằm kiềm chế sự tăng giá này. Hậu quả tất yếu của eur mạnh là hàng hóa XK Châu Âu gặp nhiều trở ngại về giá, kém sức cạnh tranh. Điều đó tác động xấu đến kinh tế EU trong khi EU đang hi vọng về một sự hồi phục về kinh tế. Phản đối tuyên bố trên của EU, các quan chức Mỹ bày tỏ thái độ sẽ không có hành động gì để can thiệp vào sự xuống giá của USD và trong cuộc hội đàm của Bộ trưởng Kinh tế khối G7 vào 19/10 tới đây. Mỹ cũng khẳng định sẽ không có hiệp ước, thỏa thuận nào được ký liên quan tới vấn đề tiền tệ. Stephen Jen, người đứng đầu cơ quan nghiên cứu tiền tệ tại Morgan Stanley ở London nhận xét Châu Âu đang có cuộc đối thoại một chiều và chỉ tập trung trong giới chính trị chứ không phải là thống đốc các ngân hàng. Các ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) lại dường như có dự định tiếp tục duy trì tỷ lệ lãi suất ngân hàng như hiện tại. Việc này chẳng những không mang lại tác dụng gì tới khả năng kiềm chế tăng giá eur mà còn giúp tăng giá trị của eur so với USD. Ông Jean-Claude Trichet - Chủ tịch ngân hàng trung ương Châu Âu đã từ chối các cố gắng đối thoại với Mỹ ngoài nội dung cuộc họp G7 đã lên lịch, nhằm làm giảm giá eur. Ông này cho biết đã chú ý tới những tuyên bố của Mỹ về việc nước Mỹ mong có đồng đôla mạnh (hơn mức khối G7 đã thống nhất đầu năm 2007 tại Đức) nhưng ông cho rằng cần phải chờ xem Mỹ hành động như thế nào. Hơn thế nữa, Bộ trưởng về các vấn đề Châu Âu của Italia, Emma Bonino phát biểu các nhà XK Italia đang vui sướng tận hưởng sự kiện bùng nổ về sự tăng giá của eur ở mức trên 1,4 USD và cũng lo lắng chút ít về tình hình kinh tế vĩ mô toàn cầu. Tuần tới, lãnh đạo tài chính các quốc gia khu vực eur của EU sẽ họp mặt nhưng chưa ai biết chắc họ có đạt được thỏa thuận nào về chính sách tiền tệ hay không, đặc biệt từ khi Đức - thành viên lớn nhất - đã thể hiện quan điểm không thích dính líu vào cuộc tranh cãi mệt mỏi này. Bộ trưởng Tài chính Đức, Peer Steinbruck vừa bỏ ngoài tai các than phiền của DN Đức vừa tuyên bố rằng ông yêu thích một eur mạnh.

Nguồn InfoTV: http://infotv.vn/quoc-te/29203-eu-phien-muon