FED tăng tốc giải cứu thị trường tài chính Mỹ

Theo RBC, thị trường chứng khoán Nhật Nikkei trong phiên giao dịch sáng qua đã giảm 3,3%, xuống còn 11.833,79 điểm, xuống dưới 12.000 điểm lần đầu tiên kể từ tháng 8-2005. Chỉ số chứng khoán Hang Seng (Hong Kong) sau phiên giao dịch mở cửa cũng giảm 5,4%, xuống còn 21.041,26 điểm. Tương tự, thị trường chứng khoán Hàn Quốc KOPSI giảm 3%. Các thị trường Singapore, Úc và New Zealand cũng đồng loạt sụt giảm.

fe185 ác thị trường Singapore, Úc và New Zealand cũng đồng loạt sụt giảm. Giá dầu hôm qua đã gần chạm mức kỷ lục 112 USD/thùng, do việc sụt giá đồng USD và việc sụt giảm của thị trường chứng khoán khiến các nhà đầu tư đổ xô vào thị trường hàng hóa. Theo AP, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng tư vọt lên 111,8 USD/thùng (tăng tới 1,59 USD/thùng so với phiên giao dịch cuối tuần trước) trên thị trường New York, sau đó giảm còn 111, 61 USD/thùng. Nguyên nhân việc bán đổ bán tháo cổ phiếu chính là phản ứng trước những diễn biến mới nhất trên thị trường tài chính Mỹ. Trước đó, theo TTXVN, tối 16-3, trong một hành động bất thường, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã tổ chức cuộc họp khẩn cấp quyết định giảm tỉ lệ lãi suất chủ chốt các khoản cho vay trực tiếp dành cho các ngân hàng và tổ chức tài chính, từ mức 3,50% xuống 3,25%. Cùng ngày, FED và Chính phủ Mỹ đã phải vội vã phê chuẩn thương vụ cho phép J.P Morgan Chase mua lại Tập đoàn Bear Stearns với giá 236,2 triệu USD, tương đương 2 USD/cổ phiếu (tức giá rẻ chỉ bằng 1/10 giá trị ngân hàng này hồi tuần trước), nhằm cứu vãn nguy cơ phá sản của tập đoàn môi giới đầu tư danh giá này của khu tài chính Phố Wall. FED sẽ cung cấp khoản tín dụng đặc biệt lên tới 30 tỉ USD cho J.P Morgan thực hiện hợp đồng. Hành động của FED cho thấy họ đang cố gắng hết sức để khoanh vùng cuộc khủng hoảng của Bear, không để nó lan sang các khu vực khác của nền kinh tế. Theo AP, bước đi này cho thấy cuộc khủng hoảng tín dụng đã lan tới trung tâm đầu não của hệ thống tài chính Mỹ vì Ngân hàng Bear Stearns, một thiết chế tồn tại từ 85 năm nay, từng sống sót qua cuộc đại suy thoái và Chiến tranh thế giới thứ hai, đã phải cầu cứu và nhận được nguồn tín dụng khẩn cấp do chính phủ liên bang hỗ trợ. Mặc dù chỉ đứng thứ năm trong số các ngân hàng đầu tư ở Phố Wall, song từ lâu Bear vẫn nổi tiếng là một trong những ngân hàng xử lý tình huống rủi ro giỏi nhất. Bear bị tổn thương khá nặng khi cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp trở nên trầm trọng hơn trong thời gian qua. Hai trong số các quĩ đầu tư rủi ro của Bear kinh doanh cho vay thế chấp đã bị phá sản hồi tháng bảy năm ngoái, gây thiệt hại hơn 1 tỉ USD cho các nhà đầu tư và làm cho khó khăn tín dụng của họ càng trở nên tồi tệ. Các chuyên gia dự báo trong cuộc họp định kỳ của Ủy ban thị trường mở liên bang vào ngày 18-3, nhiều khả năng FED sẽ giảm lãi suất các khoản vay nóng giữa các ngân hàng thương mại từ 3% hiện nay xuống 2,5%, thậm chí 2% nhằm ngăn chặn nguy cơ đổ vỡ của thị trường tài chính Mỹ và toàn cầu.

Nguồn InfoTV: http://infotv.vn/quoc-te/29749-fed-tang-toc-giai-cuu-thi-truong-tai-chinh-my