Gặp lại Yoko Ono

Mới đây, bà đã “tái xuất giang hồ” ở tuổi 76 với album Between My Head And The Sky - một sự pha trộn giữa nhiều thể loại nhạc theo đúng đặc trưng của Ono.

(TT&VH Cuối tuần) - Góa phụ của John Lennon - Yoko Ono - luôn bận rộn với phim ảnh, sáng tác nhạc và các dự án nghệ thuật đương đại, thế nên chẳng có gì lạ khi thỉnh thoảng bà lại biến khỏi sân khấu âm nhạc một thời gian. Về kỷ niệm với Lennon? Xin đừng, hay ít nhất cũng chớ bắt đầu câu chuyện với đề tài ấy. Chẳng phải vì những kỷ niệm về John Lennon không còn đậm dấu trong tâm trí người đàn bà này, song Yoko Ono là một phạm trù rộng hơn vai trò quả phụ của Lennon hay cái gai gây ra mối bất hòa giữa các thành viên The Beatles. Ai nghiêm túc theo dõi sự nghiệp của Ono cũng biết rằng bà đã là nghệ sĩ nổi tiếng trước khi gặp Lennon, có một chỗ đứng vững vàng trong trào lưu Fluxus được coi là đỉnh cao nối tiếp chủ nghĩa Dada ở Tây Âu. Khán giả của nghệ thuật đương đại liên tiếp ngỡ ngàng khi Ono vào cuộc. Bà quay phim con ruồi bò trên cơ thể phụ nữ, khỏa thân biểu tình chống chiến tranh Việt Nam... Giữa năm nay, triển lãm nghệ thuật quốc tế ở Venice (Italia) đã trao giải Sư tử Vàng Thành tựu trọn đời cho bà. Riêng về sự nghiệp âm nhạc, Ono cũng được nhận giải thưởng tương tự của tạp chí MOJO danh tiếng. Hiếm ai trụ lâu với những tác phẩm âm nhạc thử nghiệm như bà. Nhịp thở thời đại Album mới của bà, Between My Head And The Sky, vừa ra mắt và được giới thiệu ở Berlin (Đức) trong khuôn khổ một triển lãm sắp đặt - lại một hoạt động rất đặc trưng của nghệ sĩ đa tài này. Và cũng ở đây dễ nhận ra nét riêng của Ono: một tập hợp khá lạ tai của rock, jazz, electro, punk và trên nền âm thanh đó là giọng hát Ono theo hướng thử nghiệm. Cậu con trai Sean thường gọi phong cách làm nhạc của mẹ là “dò mạch thi ca”. Cuối đĩa nhạc là tiếng búa gõ và giọng Ono nói: “Tôi đây! Tôi vẫn sống đây!”. Những người hâm mộ The Beatles lớn tuổi chắc còn nhớ các bản thu âm đầu tiên của Ono cùng nhóm nhạc Anh huyền thoại, khi mối bất hòa với Paul McCartney chưa đưa đến sự đổ vỡ. Giờ đây tuy đã ở tuổi làm bà, giọng Ono vẫn rất trẻ trung như ngày họ hát The Continuing Story Of Bungalow Bill. Quả thật tuổi 76 không ngăn được năng lượng sáng tạo và biểu diễn của Ono. Nghe nói bà thu âm sáu bài liền trong một ngày. “Tôi không có thì giờ nghĩ xem mười năm nữa sẽ ra sao”, bà nói, “Tôi chỉ nghĩ đến hôm nay, tuần này, tháng này. Cuộc sống bây giờ của tôi rất phong phú và vui”. John Lennon & Yoko Ono “Khi người ta gọi tôi là phù thủy…” Dù sao cũng thật khó tách rời Ono với đề tài The Beatles. Không chỉ với các fan của “Tứ quái”, mà báo chí cũng đổ thêm dầu vào lửa khi gán cho Ono biệt danh “phù thủy”, vì họ nghĩ rằng bà quyến rũ Lennon để phá tan nhóm nhạc này. Bà có bực mình không? “Do cũng là một con người chứ không phải thánh thần gì, nên dĩ nhiên tôi rất chạnh lòng, song không đến nỗi lăn ra chết. 30 năm nay người ta đâu có ngừng công kích tôi”, bà tâm sự. Ono tìm được lối thoát của mình trong nghệ thuật và cả ở triết lý thiền. “Khi một người tỏa ra năng lượng xấu, tôi ôm họ để cùng giải tỏa nó”, bà cho biết. Đã có lần Ono phải tìm một “van xả” khác: đĩa Yes, I’m A Witch (Vâng, tôi là phù thủy) tiết lộ là bà muốn được lên giàn thiêu tượng trưng. Song đó không chỉ là nỗi buồn của riêng Ono khi nhớ lại ngày The Beatles tan rã hay giây phút ôm Lennon trong tay sau phát súng oan nghiệt, mà còn nhân danh phái yếu của thế giới này. “Tại sao chỉ có phụ nữ mới bị gọi là phù thủy? Tại sao? Phụ nữ chúng tôi đã đấu tranh rất nhiều. Có lẽ bây giờ chúng tôi bị phản đòn”, bà nói. Đọng lại một câu hỏi… Trong khi Ono khuấy động châu Âu với album mới, fan của The Beatles trên khắp thế giới đón nhận các bài hát huyền thoại được số hóa của “Tứ quái”. Lennon chết cũng gần 30 năm rồi nhưng mấy ai còn nhớ rằng ban nhạc Plastic Ono Band đã ra đời từ cách đây 40 năm. Lại một con số nữa: giữa album gần nhất trước đó của quả phụ Lennon gắn với nhóm nhạc này và đĩa Between My Head And The Sky là đằng đẵng 36 năm. Nhạc của Ono thú thực là không phải dễ cảm nhận, chỉ có bạn và thù chứ không vô thưởng vô phạt hay để nghe thoang thoáng khi đi ngang qua. Không sao. Có thể đó là số phận của bà. Cuộc đời thường lẫn cuộc đời nghệ thuật của Ono chưa bao giờ đơn giản cả, lại càng không hề dễ dàng khi “đeo” thêm món nợ với The Beatles. Chỉ để quản lý di sản của John Lennon thì người đàn bà này còn quá “trẻ” và sung sức chăng?. Ngọc Hà (TT&VH Cuối tuần) - Góa phụ của John Lennon - Yoko Ono - luôn bận rộn với phim ảnh, sáng tác nhạc và các dự án nghệ thuật đương đại, thế nên chẳng có gì lạ khi thỉnh thoảng bà lại biến khỏi sân khấu âm nhạc một thời gian. Mới đây, bà đã “tái xuất giang hồ” ở tuổi 76 với album Between My Head And The Sky - một sự pha trộn giữa nhiều thể loại nhạc theo đúng đặc trưng của Ono. Về kỷ niệm với Lennon? Xin đừng, hay ít nhất cũng chớ bắt đầu câu chuyện với đề tài ấy. Chẳng phải vì những kỷ niệm về John Lennon không còn đậm dấu trong tâm trí người đàn bà này, song Yoko Ono là một phạm trù rộng hơn vai trò quả phụ của Lennon hay cái gai gây ra mối bất hòa giữa các thành viên The Beatles. Ai nghiêm túc theo dõi sự nghiệp của Ono cũng biết rằng bà đã là nghệ sĩ nổi tiếng trước khi gặp Lennon, có một chỗ đứng vững vàng trong trào lưu Fluxus được coi là đỉnh cao nối tiếp chủ nghĩa Dada ở Tây Âu. Khán giả của nghệ thuật đương đại liên tiếp ngỡ ngàng khi Ono vào cuộc. Bà quay phim con ruồi bò trên cơ thể phụ nữ, khỏa thân biểu tình chống chiến tranh Việt Nam... Giữa năm nay, triển lãm nghệ thuật quốc tế ở Venice (Italia) đã trao giải Sư tử Vàng Thành tựu trọn đời cho bà. Riêng về sự nghiệp âm nhạc, Ono cũng được nhận giải thưởng tương tự của tạp chí MOJO danh tiếng. Hiếm ai trụ lâu với những tác phẩm âm nhạc thử nghiệm như bà. Nhịp thở thời đại Album mới của bà, Between My Head And The Sky, vừa ra mắt và được giới thiệu ở Berlin (Đức) trong khuôn khổ một triển lãm sắp đặt - lại một hoạt động rất đặc trưng của nghệ sĩ đa tài này. Và cũng ở đây dễ nhận ra nét riêng của Ono: một tập hợp khá lạ tai của rock, jazz, electro, punk và trên nền âm thanh đó là giọng hát Ono theo hướng thử nghiệm. Cậu con trai Sean thường gọi phong cách làm nhạc của mẹ là “dò mạch thi ca”. Cuối đĩa nhạc là tiếng búa gõ và giọng Ono nói: “Tôi đây! Tôi vẫn sống đây!”. Những người hâm mộ The Beatles lớn tuổi chắc còn nhớ các bản thu âm đầu tiên của Ono cùng nhóm nhạc Anh huyền thoại, khi mối bất hòa với Paul McCartney chưa đưa đến sự đổ vỡ. Giờ đây tuy đã ở tuổi làm bà, giọng Ono vẫn rất trẻ trung như ngày họ hát The Continuing Story Of Bungalow Bill. Quả thật tuổi 76 không ngăn được năng lượng sáng tạo và biểu diễn của Ono. Nghe nói bà thu âm sáu bài liền trong một ngày. “Tôi không có thì giờ nghĩ xem mười năm nữa sẽ ra sao”, bà nói, “Tôi chỉ nghĩ đến hôm nay, tuần này, tháng này. Cuộc sống bây giờ của tôi rất phong phú và vui”. John Lennon & Yoko Ono “Khi người ta gọi tôi là phù thủy…” Dù sao cũng thật khó tách rời Ono với đề tài The Beatles. Không chỉ với các fan của “Tứ quái”, mà báo chí cũng đổ thêm dầu vào lửa khi gán cho Ono biệt danh “phù thủy”, vì họ nghĩ rằng bà quyến rũ Lennon để phá tan nhóm nhạc này. Bà có bực mình không? “Do cũng là một con người chứ không phải thánh thần gì, nên dĩ nhiên tôi rất chạnh lòng, song không đến nỗi lăn ra chết. 30 năm nay người ta đâu có ngừng công kích tôi”, bà tâm sự. Ono tìm được lối thoát của mình trong nghệ thuật và cả ở triết lý thiền. “Khi một người tỏa ra năng lượng xấu, tôi ôm họ để cùng giải tỏa nó”, bà cho biết. Đã có lần Ono phải tìm một “van xả” khác: đĩa Yes, I’m A Witch (Vâng, tôi là phù thủy) tiết lộ là bà muốn được lên giàn thiêu tượng trưng. Song đó không chỉ là nỗi buồn của riêng Ono khi nhớ lại ngày The Beatles tan rã hay giây phút ôm Lennon trong tay sau phát súng oan nghiệt, mà còn nhân danh phái yếu của thế giới này. “Tại sao chỉ có phụ nữ mới bị gọi là phù thủy? Tại sao? Phụ nữ chúng tôi đã đấu tranh rất nhiều. Có lẽ bây giờ chúng tôi bị phản đòn”, bà nói. Đọng lại một câu hỏi… Trong khi Ono khuấy động châu Âu với album mới, fan của The Beatles trên khắp thế giới đón nhận các bài hát huyền thoại được số hóa của “Tứ quái”. Lennon chết cũng gần 30 năm rồi nhưng mấy ai còn nhớ rằng ban nhạc Plastic Ono Band đã ra đời từ cách đây 40 năm. Lại một con số nữa: giữa album gần nhất trước đó của quả phụ Lennon gắn với nhóm nhạc này và đĩa Between My Head And The Sky là đằng đẵng 36 năm. Nhạc của Ono thú thực là không phải dễ cảm nhận, chỉ có bạn và thù chứ không vô thưởng vô phạt hay để nghe thoang thoáng khi đi ngang qua. Không sao. Có thể đó là số phận của bà. Cuộc đời thường lẫn cuộc đời nghệ thuật của Ono chưa bao giờ đơn giản cả, lại càng không hề dễ dàng khi “đeo” thêm món nợ với The Beatles. Chỉ để quản lý di sản của John Lennon thì người đàn bà này còn quá “trẻ” và sung sức chăng?.

Nguồn TT&VH: http://thethaovanhoa.vn/133n20091021071533116t133/gap-lai-yoko-ono.htm