Giá sữa nông dân Việt Nam bán cao hơn giá thế giới

(VnMedia)- Một trong những thông tin bất ngờ vừa được ông Nguyễn Ngọc Kinh Luân, Trưởng phòng đối ngoại của FrieslandCampina Việt Nam (sản xuất sữa Cô gái Hà Lan, Friso, Fristi…) tiết lộ là giá sữa tươi mà tập đoàn thu mua của nông dân Việt Nam cao hơn tại Hà Lan.

>> Giá bán sữa cao gần 2,5 lần giá vốn PV: Thưa ông, hệ thống thu mua sữa của FrieslandCampina ở Việt Nam có gì khác biệt so với việc thu mua ở nước ngoài ? Ông Nguyễn Ngọc Kinh Luân: Tại Việt Nam, hệ thống thu mua sữa của FrieslandCampina khác với nhiều công ty sữa khác. Cụ thể, công ty FrieslandCampina chọn lọc kỹ , ký hợp đồng và hướng dẫn kỹ thuật những hộ gia đình, chủ trang trại mà công ty thu mua sữa. Công ty cũng cử cán bộ kỹ thuật đến hướng dẫn từ đầu đến cuối cho họ, thường xuyên đến kiểm tra và coi họ là một đối tác, mắt xích trong quá trình sản xuất của công ty. Chúng tôi cũng kiểm tra kỹ khi thu mua sữa từ các hộ gia đình này, nếu sản phẩm đạt chất lượng ổn định theo quy định của công ty thì chúng tôi mới ký hợp đồng và ngược lại. Với quy trình như vậy, chúng tôi khẳng định sữa tươi chúng tôi thu mua ở Việt Nam và sữa tươi chúng tôi thu mua ở nước ngoài đều phải tuân theo quy trình kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt như nhau. Sản xuất sữa 'Cô gái Hà Lan' tại nhà máy của FrieslandCampina ở Hà Nam. ảnh HT Bên cạnh đó, chúng tôi không thu mua sữa trôi nổi, của các 'lái' sữa mà không biết nguồn gốc sản phẩm ở đâu. Điều này sẽ giúp chúng tôi luôn xác định được nguồn gốc của những thùng sữa mà chúng tôi mua được, chất lượng kiểm định ra sao, nếu có vấn đề gì sẽ dễ dàng xác định nguyên nhân, trách nhiệm. PV: Vậy giá sữa mà công ty mua có tương đương với giá ở nước ngoài hay không ? Anh có thể truy cập Internet và so sánh để thấy rằng giá sữa công ty FrieslandCampina thu mua ở Việt Nam cao hơn ở Hà Lan. Cụ thể, giá sữa ở Hà Lan trong năm 2009 dao động từ 23.0 – 27.0 euro / 100 kg, 4.41% Fat (tương đương 6.320 - 7.430 đồng/kg, tỷ giá bán ra của Vietcombank là 27.520 đồng/euro - PV). Với chất lượng sữa tương đương (4.4% Fat, 12.8%TS), mức giá mà FrieslandCampina Việt Nam trả cho nông dân là: 7,670 đồng /kg. Nếu cộng thêm tiền thưởng vệ sinh (farm hygiene bonus) giá sữa sẽ lên tới 7.770 đồng/kg. Chính điều đó làm cho những nông dân ở Hà Lan thậm chí còn “ghen tị” . Sở dĩ giá thu mua sữa ở Việt Nam cao vì FrieslandCampina muốn khuyến khích, hỗ trợ phát triển ngành chăn nuôi bò sữa có chất lượng, hiệu quả cao tại Việt Nam như một trong 3 chính sách về phát triển cộng đồng, thể hiện trách nhiệm xã hội của công ty. Đây cũng là một cách mà chúng tôi chung tay với Chính phủ và người dân Việt Nam để vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay. PV:Tỷ lệ sữa tươi thu mua ở Việt Nam ra sao ? Sữa tươi chúng tôi thu mua tại Việt Nam chiếm từ 25-30% nguyên liệu đầu vào của sữa Ông Nguyễn Ngọc Kinh Luân. ảnh HT nước chúng tôi sản xuất tại Việt Nam. Tỷ lệ này khá cao so với mức cung cấp trung bình từ 20-30% của ngành sữa tại Việt Nam. Việc tăng tỷ lệ này lên còn nhiều khó khăn do ngành chăn nuôi bò sữa tại Việt Nam còn kém phát triển, rất manh mún, thói quen, tập quán chăn nuôi công nghiệp chưa phát triển…dẫn đến nguồn cung còn rất ít. Thưa ông, hiện nay giá sữa nguyên liệu thế giới giảm, vì sao giá sữa trong nước không giảm, thậm chí còn tăng ? Từ tháng 7 năm 2008 đến nay, công ty chúng tôi đã không tăng giá bán các sản phẩm của mình, dù lạm phát đến cuối năm 2008 là gần 23%, và từ đầu năm đến nay, các yếu tố đầu vào không ngừng biến động theo chiều hướng tăng lên. Mặt khác, công ty còn đưa ra thị trường các hình thức bao bì mới, có dung tích lớn hơn, nhờ vậy, giúp người tiêu dùng tiết kiệm đến 20% khi mua dùng sản phẩm công ty. Trong một số trường hợp khác, công ty đã tăng thêm giá trị cho các sản phẩm hiện hữu mà không tăng giá bán. Nếu nghiên cứu kỹ biến động của giá sữa nguyên liệu trên thị trường thế giới chúng ta thấy: năm 2007 giá sữa nguyên liệu bình quân của thế giới khoảng 2.500 USD/tấn và tới năm 2008 thì tăng gấp đôi, có khi trên 5.000 USD/tấn. Trong khi đó, năm 2008, giá sữa thành phẩm không tăng gấp đôi năm 2007 theo biến động của thị trường nguyên liệu thế giới mà chỉ tăng từ 5-10%, hiệu quả kinh doanh của công ty bị ảnh hưởng rất nhiều. Năm 2009, khi giá nguyên liệu thế giới giảm, chúng ta cần nhớ rằng đây là sự suy giảm duy nhất, bởi tất cả chi phí nhân công, chi phí các như điện, xăng dầu, bao bì...đều tăng. Vì chi phí sữa nguyên liệu chỉ chiếm một phần trong giá sữa thành phẩm nên với những phân tích trên, giá sữa thành phẩm khó giảm. Ông có thể tiết lộ kế hoạch tăng giảm giá trong thời gian tới ? Chúng tôi xin nhắc lại cam kết của công ty đã được Tổng giám đốc của chúng tôi đưa ra khi Chính phủ kêu gọi các doanh nghiệp chung tay chống lạm phát là ít nhất trong năm 2009 chúng tôi không tăng giá sữa. Dù cho giá sữa nguyên liệu có tăng thì chúng tôi vẫn không tăng giá sữa vì chúng tôi hướng tới mục tiêu kinh doanh ổn định, lâu dài tại Việt Nam, hàng chục, hàng trăm năm chứ không chỉ năm một năm hai... Xin cảm ơn ông ! Hữu Thọ (thực hiện, ảnh)

Nguồn VnMedia: http://vnmedia.vn/newsdetail.asp?catid=13&newsid=177149