Giải mã khả năng chịu nóng phi thường của một số động vật

Bọ gấu nước, cá pupfish hay lừa hoang châu Phi... là những động vật có sức chịu nóng phi thường đến kinh ngạc.

Kiến chân dài sống ở sa mạc Sahara là một trong những động vật có sức chịu nóng tốt nhất hành tinh. (Nguồn Kienthuckhoahoc)

Với đôi chân dài miên man, loài kiến này có thể tự tin bước trên sa mạc nóng bỏng để tìm thức ăn trong cái nắng lên tới 50 độ C. (Nguồn Alamy)

Bọ gấu nước nổi tiếng với biệt danh “sinh vật bất tử” trên Trái đất. Thật không ngoa khi người ta đặt cho nó cái tên như thế bởi loài sinh vật này có khả năng tồn tại được trong điều kiện hết sức khắc nghiệt. (Nguồn Cep)

Cụ thể, năm 1842, một nhà khoa học người Pháp Doyère cho thấy bọ gấu nước vẫn sống sót được ở mức nhiệt...125°C. (Nguồn Lazi)

Cá pupfish cũng nằm trong danh sách những sinh vật tồn tại ở những nơi khắc nghiệt như địa ngục. Loài cá này vẫn sinh trưởng và phát triển tốt trong những con suối có nhiệt độ lên tới 47 độ C tại thung lũng chết của Mỹ. (Nguồn Chuyenla)

Lừa hoang châu Phi sống ở Dallol, khu vực thuộc phía bắc Ethiopia vẫn có thể tồn tại và phát triển được cho dù mức nhiệt tại đây thường lên tới 48,8 độ C vào mùa hè. (Nguồn Equinest)

Lừa hoang châu Phi không cần nhiều nước như một số động vật khác, chúng lại có quá trình trao đổi chất linh hoạt nên mới có thể thích nghi được trong điều kiện khắc nghiệt như vậy. (Nguồn Wikimedia)

Lạc đà một bướu cũng là loài động vật chịu nắng “khủng” được tìm thấy trên sa mạc Sahara. Chúng có thể chịu được nhiệt độ lên đến 49 độ C mà không đổ mồ hôi. (Nguồn Bachkhoatrithuc)

Hà Nguyễn (tổng hợp)

Nguồn Khỏe Plus: http://khoeplus24h.vn/la-doc-cuoi/giai-ma-kha-nang-chiu-nong-phi-thuong-cua-mot-so-dong-vat-760380.html