GrabCar qua mặt nhà nước kinh doanh taxi trốn thuế?

Câu chuyện UBND TP.Đà Nẵng từ chối thí điểm ứng dụng GrabCar trên địa bàn hiện nay mà Dân Việt đã thông tin những ngày qua đang được sự quan tâm rất lớn của dư luận.

Ứng dụng GrabCar trên ô tô 4 chổ đón khách thu tiền ở Đà Nẵng (ảnh Đình Thiên).

“Kinh doanh taxi truyền thống là ngành kinh doanh có tính đặc thù nên chịu sự quản lý chặt chẽ của Chính phủ, ngành GTVT và các quy định khác của địa phương như các loại thuế, giá cước, lái xe, số lượng phương tiện được cấp p

Đánh tráo khái niệm: Xe hợp đồng và taxi

Theo ông Võ Thành Nhân, có 2 lí do để UBND TP.Đà Nẵng từ chối thí điểm ứng dụng GrabCar, đó là sẽ phá vỡ quy hoạch hoạt động vận tải, giao thông và GrabCar đang lách luật, cạnh tranh không lành mạnh. “Chúng tôi không đề nghị cấm mà còn ủng hộ việc ứng dụng các công nghệ hiện đại vào ngành kinh doanh taxi. Chúng tôi không sợ GrabCar hay loại hình nào khác nếu họ cạnh tranh công bằng”, ông Nhân nói.

Theo ông Nhân, chính phủ cho GrabCar thí điểm “ứng dụng kết nối vận chuyển hành khách theo hợp đồng”. Nhưng GrabCar đã không thực hiện đúng nội dung đề án thí điểm. Bản chất GrabCar hiện nay là kinh doanh taxi, không đúng như giấy phép được cấp. GrabCar đang “đánh tráo” khái niệm vận chuyển hành khách theo hợp đồng và vận chuyển hành khách bằng taxi. Trong khi quy định về loại hình 2 dịch vụ này khác nhau. Đặc biệt, taxi bị ràng buộc bởi rất nhiều chế tài, nhất là giá cước phải đăng ký với Sở Tài chính và được sở Tài Chính, Sở GTVT cũng như UBND địa phương đồng ý. Trong khi loại hình Grab hay Uber không ai quản lý, không bị rằng buộc như ngành kinh doanh taxi. Với công nghệ hiện nay việc quản lý doanh thu với loại hình này rất khó. Trong khi các taxi truyền thống có thể truy tận gốc doanh thu và nộp thuế cho nhà nước. Thì với phần mềm ứng dụng và hợp đồng điện tử, nhà nước không có cơ sở quản lý được doanh thu.

“Hiệp hội Taxi cũng đã từng có văn bản kiến nghị lên Chính phủ việc này. Nếu cho phép Grab hay Uber hoạt động sẽ tạo ra bất công trong vấn đề nộp thuế và không công bằng đối với các hãng taxi. Trong khi các hãng taxi phải ràng buộc nhiều quy định thì Grab hay Uber lại hoạt động rất dễ dàng. Chúng tôi không đề nghị cấm, mà chỉ mong muốn kinh doanh thì phải đúng quy định, kinh doanh phải bình đẳng, sòng phằng như nhau” ông Nhân khẳng định.

Xe các tỉnh đổ về Đà Nẵng chạy GrabCar

Trao đổi với Dân Việt, ông Nguyễn Tuấn Anh, Giám Đốc công ty Grab Việt Nam bày tỏ: “Chúng tôi cho rằng, việc không cho phép Grab Việt Nam thực hiện thí điểm ở Đà Nẵng là một thiệt thòi lớn cho người sử dụng và chưa tạo cơ hội cho cạnh tranh lành mạnh. Rất mong chính quyền Đà Nẵng xem xét quy hoạch hợp lý để đồng thời mang đến lựa chọn cho người tiêu dùng mà vẫn không ảnh hưởng đến tình trạng giao thông, vẫn tốt hơn là cấm hẳn những loại hình mới. Grab Việt Nam rất mong được đối thoại thêm để cùng tìm ra giải pháp".

Còn anh Lê Văn Thắng, đại diện Maketing của công ty Grab tịa Đà Nẵng cho hay, không phải ai muốn cũng dễ đưa được xe vào thực hiện ứng dụng GrabCar .

“Đầu vào của phương tiện và tài xế của chúng tôi rất cao. Họ phải có giấy xác nhận của địa phương về lý lịch, nhất là không có tiền án tiền sự. Ngoài ra, sức khỏe phải bảo đảm, phải lái xe lâu năm. Đồng thời xe đưa vào sử dụng còn mới, đăng ký lâu nhất từ năm 2010...”, anh Lê Văn Thắng nói.

Vị đại diện của Grab cũng cho biết, công ty Grab vẫn tuân thủ các quy định của nhà nước Việt Nam cả về thuế, cả về quy định của ngành GTVT và các quy định khác. Đồng thời thực hiện đúng tôn chỉ sử dụng xe ô tô nhàn rỗi của người dân tại các đại phương được thí điểm ứng dụng này.

Tuy nhiên, theo báo cáo thực tế của TP HCM thì năm 2016 chỉ hai hãng taxi Mai Linh và Vinasun đã đóng gần 500 tỷ tiền thuế. Trong khi GrabCar chỉ đóng vỏn vẹn chưa đến 20 tỷ đồng. Bên cạnh đó, cả TP.Hà Nội và TP.HCM bắt đầu nhận thấy loại hình GrabCar là một trong những nguyên nhân làm gia tăng thêm tình trạng ách tắc giao thông. Trong đó, qua số liệu của TP.HCM cho thấy, năm 2016 trên địa bàn có 11.000 taxi nhưng đã có tới 15.000 xe vận tải hành khách theo hợp đồng.

Xe ô tô 4 chổ đón khách thu tiền theo ứng dụng GrabCar trên địa bàn Đà Nẵng (ảnh Đình Thiên)

Từ thực tế của TP.Hà Nội và TP.HCM, TP. Đà Nẵng đã tiên lượng và phòng ngừa được vấn đề ùn tắc giao thông. Quy hoạch vận tải taxi của Đà Nẵng đến thời điểm hiện nay chỉ cho phép 1.700 đầu xe. Số lượng này hiện nay cơ bản đủ đáp ứng nhu cầu của người dân và du khách. Các hãng taxi muốn tăng đầu xe cũng không được phép bởi TP khống chế theo quy hoạch.

Ông Võ Thành Nhân thông tin, hiện không chỉ chủ xe Đà Nẵng mà có rất nhiều chủ xe ở Huế, Quảng Nam, Kon Tum...đổ về Đà Nẵng âm thầm chạy đón khách theo ứng dụng GrabCar.

“Nếu Đà Nẵng đồng ý cho thí điểm GrabCar thì quy hoạch vận tải hơn chục năm nay sẽ phá vỡ, một năm Đà Nẵng có thể tăng lên vài ngàn xe từ các tỉnh khác đổ về, lúc đó hệ quả sẽ khôn lường. Câu chuyện tận dụng xe nhàn rỗi, tại chổ như nguyên bản của loại hình kinh doanh Grab, Uber thì hiện thực tại Đà Nẵng sẽ là câu chuyện huyễn hoặc”, ông Nhân nói.

Nguồn Dân Việt: http://danviet.vn/kinh-te/grabcar-qua-mat-nha-nuoc-kinh-doanh-taxi-tron-thue-747647.html