GS.TS Nguyễn Anh Trí: Sẽ tiếp nhận người hiến tiểu cầu đáp ứng chống dịch sốt xuất huyết

Tháng 7 hiện đang là cao điểm bùng phát dịch sốt xuất huyết. Đặc biệt, theo các bác sĩ, SXH giảm tiểu cầu khiến bệnh nhân dễ rơi vào nguy hiểm, trong những trường hợp tiểu cầu giảm quá thấp có chỉ định bắt buộc phải truyền tiểu cầu.

Ngày 29/7, trao đổi với PV, GS.TS Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học Truyền máu Trung ương cho biết, dự kiến Hành trình Đỏ dịp hè năm nay sẽ thu được khoảng 38.000 đơn vị máu. Trong bối cảnh dịch sốt xuất huyết đang hoành hành như hiện nay, đây là tín hiệu rất vui, lượng máu tiếp nhận được sẽ sản xuất ra tiểu cẩu đáp ứng kịp thời nhu cầu đang rất cấp bách cho bệnh nhân sốt xuất huyết có chỉ định truyền tiểu cầu.

GS. Trí cũng cho biết, sau khi kết thúc hành trình đỏ khoảng 3 ngày, Viện Huyết học Truyền máu Trung ương sẽ tiếp nhận người hiến tiểu cầu phục vụ bệnh nhân sốt xuất huyết. Thông thường mỗi ngày, Viện xuất ra khoảng 400 đơn vị máu, nhưng trong những tháng cao điểm này thì có thể gấp đôi, gấp 3, nhu cầu tiểu cầu là rất lớn.

Tuy nhiên, GS. Trí cũng bày tỏ băn khoăn rằng, hiện nay số người đến hiến tiểu cầu tại các BV còn dừng lại ở con số khiêm tốn.

GS.TS Nguyễn Anh Trí.

Muốn hết khô âm đạo khi quan hệ, hãy làm theo cách sau

Cụ ông 82 tuổi chia sẻ cách "chấm dứt" Đờm, Ho, Khó thở vì Hen suyễn

“Hiến tiểu cầu mất rất nhiều thời gian, riêng thời gian hiến tiểu cầu đã mất khoảng 90 phút, đó là chưa kể đến việc làm các thủ tục có liên quan, người dân cũng phải mất một buổi.

Thứ 2 là, hiện nay các quy định chính thức về hiến tiểu cầu vẫn còn chưa đầy đủ nên còn vường mắc nhất định, do đó, Viện đã đề xuất một số giải pháp với Bộ Y tế và Ban chỉ đạo hiến máu tình nguyện quốc gia để tháo gỡ, giúp tăng số lượng người hiến tiểu cầu.

Thứ 3 nữa là trong công tác tuyên truyền vận động hiến máu, theo tôi, đã đến lúc cần tuyên truyền hiến tiểu cầu song song với việc hiến máu thì kết quả sẽ tốt hơn”- GS. Trí cho biết.

Theo các chuyên gia huyết học, tiểu cầu là những mảnh tế bào rất nhỏ tham gia vào chức năng cầm máu bằng cách tạo các cục máu đông bịt các vết thương ở thành mạch máu. Ngoài ra, tiểu cầu còn làm cho thành mạch mềm mại, dẻo dai nhờ chức năng tiểu cầu làm "trẻ hóa” tế bào nội mạc. Đời sống của tiểu cầu khoảng 7 – 10 ngày. Cũng giống như hồng cầu và bạch cầu, tủy xương là nơi sinh ra tiểu cầu.

Với bệnh nhân sốt xuất huyết giảm tiểu cầu, một bác sĩ truyền nhiễm cho biết, bác sĩ cần lưu ý sát sao tình trạng bệnh nhân, chỉ nên truyền tiểu cầu khi số lượng tiểu cầu của bệnh nhân giảm xuống dưới 10.000 để tránh một số những tai biến nhất định khi truyền tiểu cầu. Bên cạnh đó, do nguồn tiểu cầu còn hạn chế nên không phải lúc nào cũng sẵn có để truyền, tùy trường hợp bác sĩ điều trị sẽ có chỉ định thích hợp.

Dương Hải

Nguồn SK&ĐS: http://suckhoedoisong.vn/gsts-nguyen-anh-tri-se-tiep-nhan-nguoi-hien-tieu-cau-dap-ung-chong-dich-sot-xuat-huyet-n134586.html