Hạ kali máu khi mang thai có nguy hiểm không?

Mẹ bầu cần chú ý đến kali, chất giúp duy trì chức năng thần kinh và củng cố sức mạnh cơ bắp.

Tình trạng hạ kali máu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng khi mang thai

Kali cần thiết cho nhiều chức năng của cơ thể, bao gồm hoạt động thần kinh và cơ. Kali là cation nội bào chính, với nồng độ khoảng 145 mEq/l, trong khi nồng độ ở dịch ngoại bào, trong đó có máu, là 4 mEq/l. Hơn 98% lượng kali trong cơ thể nằm trong tế bào; việc đo lường kali từ mẫu máu tương đối không nhạy: dao động nhỏ trong máu tương ứng với thay đổi rất lớn trong tổng dự trữ kali của cơ thể.

Khi mang thai mẹ bầu cần bổ sung đủ kali để tránh bị hạ kali máu

Khi mang thai mẹ bầu cần bổ sung đủ kali để tránh bị hạ kali máu

Kali cũng thiết yếu cho chức năng bình thường của cơ, cả cơ chủ ý (ví dụ cánh tay, bàn tay...) và cơ không chủ ý (ví dụ tim, ruột...). Bất thường nghiêm trọng về nồng độ kali có thể hủy hoại chức năng tim một cách trầm trọng, thậm chí dẫn đến ngưng tim và tử vong.

Nồng độ kali trong máu người bình thường là từ 3,5 đến 5,0 mEq/l.

Tình trạng hạ kali trong máu gây ra nhiều hậu quả tiêu cực đối với tim, cơ bắp và thần kinh. Nếu để lâu không chữa trị, hệ quả sẽ là bệnh thận mãn tính và gây nguy hiểm với sức khỏe của chính mẹ cũng như thai nhi.

Nguyên nhân dẫn đến hạ kali máu khi mang thai

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hạ kali khi mang thai. Đó là:

Hormone aldosterone tăng cao gây mất kali.

Ốm nghén.

Tiêu chảy.

Khắc phục hạ kali máu khi mang thai

Để tránh mắc phải tình trạng này khi mang thai, mẹ cần tập trung vào 4 khía cạnh: Giảm lượng kali thất thoát, bổ sung đủ kali, đo lường những nguy cơ có thể xảy ra, ngăn ngừa những nguy cơ trong tương lai.

Dinh dưỡng trong thai kỳ là một trong những chìa khóa quan trọng để hóa giải tình trạng này:

Bổ sung thực phẩm giàu kali: Giúp mẹ gia tăng hàm lượng kali suốt thai kỳ. Những món giàu kali nhất có thể kể đến là chuối, bơ, cam, cải bó xôi, cà rốt.

Bổ sung điện giải: Bổ sung khoảng 2000 mg điện giải mỗi ngày có thể giúp mẹ duy trì điện giải và lượng kali trong lúc lưu lượng máu tăng lên trong suốt thai kỳ.

Uống bổ sung kali: Mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc bổ sung kali bằng đường uống. Lưu ý, khi bổ sung kali bằng cách này, mẹ cần tuân thủ liều dùng được kê và không uống quá liều.

Ngoài những biện pháp trên, trong hạ kali huyết có thể cần được điều trị bằng phẫu thuật. Biện pháp này chỉ được tiến hành trong những trường hợp đối tượng đặc biệt mắc bệnh u tuyến thượng thận, tắc ruột dẫn đến nôn mửa nghiêm trọng, hẹp động mạch thận, polyp ruột.

Phương Vũ

Nguồn Gia Đình VN: http://www.giadinhvietnam.com/song/mang-thai/ha-kali-mau-khi-mang-thai-co-nguy-hiem-khong-d108974.html