Hạ tầng giao thông TP. Hồ Chí Minh tạo đà phát triển kinh tế-xã hội

Chính quyền TP. Hồ Chí Minh không ngừng đầu tư các công trình giao thông tạo đà cho đô thị phát triển, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội

Nút giao cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương

Nút giao cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương

Diện mạo mới sau 42 năm giải phóng

Sau 42 năm giải phóng, kết cấu hạ tầng giao thông thành phố mang tên Bác có nhiều thay đổi, tạo đà thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội với hàng loạt các công trình giao thông trọng điểm như: Hầm vượt sông Sài Gòn lớn nhất Đông Nam Á, cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương. Những đại lộ Võ Văn Kiệt, Phạm Văn Đồng, Mai Chí Thọ đang trở thành đầu mối giao thông trong vùng kết nối với khu vực Tây Nam bộ, Đông Nam bộ và các tỉnh lân cận khác, giảm ùn tắc ở các khu vực này, tăng thêm mỹ quan cho đô thị.

Những năm đầu sau giải phóng, nhiều công trình giao thông được hoàn thành từng bước, đánh dấu sự thay đổi diện mạo của TP. Hồ Chí Minh như hệ thống đường trục Bắc - Nam với nhiều cầu lớn như: Cầu Ông Lãnh, Nguyễn Tri Phương, Tân Thuận 2, Khánh Hội… và hệ thống trục đường Đông - Tây, các tuyến đường trục chính là cửa ngõ của trung tâm Thành phố như đường Trường Chinh, Xa lộ Hà Nội, QL13.

Một trong những công trình làm thay đổi diện mạo trong khu vực nội đô TP. Hồ Chí Minh là dòng kênh “chết” Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Khu vực này được mệnh danh là dòng kênh hôi thối nhất TP. Hồ Chí Minh với những căn nhà ổ chuột đầy rác thải. Thế nhưng, sau hơn 20 năm chuyển mình, kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đã được “hồi sinh” trở lại.

Cầu Phú Mỹ thông xe năm 2009 nối quận 2 với quận 7. Đây không chỉ là cầu dây văng hiện đại mà còn được xem là một trong những công trình biểu tượng của TP. Hồ Chí Minh với khung

Tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) dự kiến đưa vào khai thác, sử dụng vào năm 2020 sẽ góp phần giảm UTGT trên địa bàn Thành phố

trụ cầu hình chữ H. Cầu có ý nghĩa rất lớn trong việc tăng năng lực giao thông của Thành phố với các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam do kết nối với trục Đông Tây nên các phương tiện từ miền Tây đến Vũng Tàu (qua các tuyến cao tốc Sài Gòn - Trung Lương, TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây).

Trong 10 năm trở lại đây, TP. Hồ Chí Minh đã khoác lên mình một diện mạo mới với hàng loạt công trình giao thông trọng điểm như: Các tuyến đại lộ Đông Tây, vòng xoay Cát Lái, đại lộ Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh, cầu Bình Lợi, cầu Sài Gòn 2, kênh Tân Hóa Lò Gốm… Đây là những công trình hoàn thành vượt tiến độ đề ra, đảm bảo yêu cầu kĩ thuật, chất lượng, góp phần tạo nên diện mạo mới cho giao thông đô thị Thành phố.

Tập trung thực hiện các dự án trọng điểm

Để giải quyết các điểm nóng UTGT tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, Thành phố đã ưu tiên bố trí vốn thực hiện các dự án trọng điểm như: Cải tạo đường Cộng Hòa, cải tạo, mở rộng đường Hoàng Minh Giám, mở rộng đường Hoàng Hoa Thám, cầu thép tại nút giao Nguyễn Thái Sơn - Nguyễn Kiệm, cầu vượt nút giao Trường Sơn - đường nối Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài, dự án đường nối từ Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa), khu vực cảng Cát Lái, dự án tuyến đường kết nối từ cảng Cát Lái đến Vành đai 2, xây dựng cầu qua đảo Kim Cương, giải quyết các điểm ngập trọng yếu của Thành phố (đường Ngô Gia Tự đoạn từ Ngã Bảy đến Nguyễn Tri Phương, đường Trần Nhân Tôn đoạn từ Hòa Hảo đến An Dương Vương, kênh Hiệp Tân, cống Mương Lệ, cải tạo mương Nhật Bản, cải tạo kênh A41 giải quyết ngập khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, đường Phan Văn Trị, đường Nguyễn Chí Thanh đoạn từ Tạ Uyên đến Lý Thường Kiệt, đường Nguyễn Ảnh Thủ, rạch Bà Tiếng, rạch Hai Lớn… Đặc biệt, tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) dự kiến đưa vào khai thác sử dụng vào năm 2020 sẽ góp phần giảm UTGT trên địa bàn Thành phố.

Ông Bùi Xuân Cường - Giám đốc Sở GTVT TP. Hồ Chí Minh cho biết: “Đầu năm 2017, tình hình giao thông trên địa bàn Thành phố có nhiều chuyển biến. Nhiều công trình trọng điểm được triển khai đầu tư xây dựng như: Khu vực Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã phân luồng giao thông để triển khai xây dựng nút giao cầu vượt, xây dựng cầu Nhị Thiên Đường 1, xây dựng 2 nút giao trên đường Võ Văn Kiệt. Đến tháng 9/2017 sẽ cố gắng thông xe cầu Mỹ Thủy khu vực Tân Cảng để tháo gỡ một phần tình trạng ùn tắc do vận chuyển hàng hóa vào cảng Cát Lái. Quý II/2017, Sở GTVT sẽ tiếp tục phối hợp với Công an Thành phố và các quận, huyện triển khai 37 điểm giảm UTGT trên địa bàn Thành phố; tập trung một số công trình trọng điểm để đưa vào khai thác, đặc biệt là 2 nút giao khu vực Tân Sơn Nhất giúp giảm ùn tắc để việc lưu thông của người dân được thuận tiện, góp phần thúc đẩy phát triển - kinh tế của toàn Thành phố”.

Văn Quyết

Nguồn GTVT: http://www.tapchigiaothong.vn/ha-tang-giao-thong-tp-ho-chi-minh-tao-da-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-d42609.html