Hải Phòng: Giám sát chính sách trong quản lý, phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện Thủy Nguyên

Huyện Thủy Nguyên thực hiện chuyên đề của HĐND thành phố về việc giám sát thực hiện các quy định, cơ chế, chính sách trong quản lý, phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện.

Chủ tịch HĐND thành phố Phạm Văn Lập phát biểu, ghi nhận những kết quả đạt được của huyện Thủy Nguyên. (Ảnh: Nguồn CTTTP)

Sáng 17/4, Đoàn giám sát chuyên đề của HĐND thành phố do đồng chí Phạm Văn Lập, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố làm Trưởng đoàn giám sát về việc thực hiện các quy định, cơ chế, chính sách trong quản lý, phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố tại Công ty TNHH cơ khí đúc hợp kim Thịnh Hưng và Công ty TNHH cơ khí đúc Thành Phương (huyện Thủy Nguyên). Cùng đi có đại diện lãnh đạo các Ban của HĐND thành phố và một số Sở, ngành liên quan.

Theo báo cáo, hiện nay trên địa bàn huyện Thủy Nguyên có 1.540 doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó có 375 doanh nghiệp lĩnh vực chế biến, chế tạo. Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp trong 3 năm gần đây chiếm từ 25 - 27% tổng giá trị sản xuất các ngành của huyện. Bên cạnh đó, huyện Thủy Nguyên thường xuyên tổ chức hội nghị đối thoại với các doanh nghiệp để nắm bắt được những khó khăn của doanh nghiệp, và tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải để thúc đẩy sự

Phát biểu tại cuộc giám sát, Chủ tịch HĐND thành phố Phạm Văn Lập ghi nhận những kết quả đạt được của huyện Thủy Nguyên và các doanh nghiệp trong việc thực hiện các quy định, cơ chế, chính sách trong quản lý, phát triển công nghiệp. Đặc biệt qua khảo sát thực tế tại Công ty TNHH Cơ khí đúc hợp kim Thịnh Hưng (xã Kiền Bái) và Công ty TNHH Cơ khí đúc Thành Phương (xã Mỹ Đồng).

Bên cạnh đó, vào những năm đại dịch Covid-19 nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện đã vượt qua khó khăn, xây dựng doanh nghiệp ngày càng phát triển, chủ động, sáng tạo trong đổi mới khoa học công nghệ, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, kinh doanh, cải thiện thu nhập cho người lao động cũng như thực hiện các nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.

Tuy nhiên, trong qua trình sản xuất, kinh doanh các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, vì thế, Chủ tịch HĐND thành phố đề nghị sau chương trình làm việc này, Tổ giúp việc của Đoàn giám sát tiếp tục có văn bản gửi các Sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị liên quan báo cáo bổ sung, làm rõ các cơ chế, chính sách, giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, giúp các doanh nghiệp hoạt động ổn định, tiếp tục phát triển.

Trên cơ sở các kiến nghị, đề xuất của địa phương, doanh nghiệp, nếu cần thiết huyện có thể đề xuất HĐND thành phố ban hành nghị quyết mới hoặc báo cáo, xin chủ trương của Thành ủy định hướng việc cần có các cơ chế, chính sách trong quản lý, phát triển doanh nghiệp.

Duy Mạnh

Nguồn Kinh tế Môi trường: https://kinhtemoitruong.vn/hai-phong-giam-sat-chinh-sach-trong-quan-ly-phat-trien-cong-nghiep-tren-dia-ban-huyen-thuy-nguyen-87191.html