Hải Phòng: Tập trung thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

THCL - Thực hiện mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn của TP. Hải Phòng năm 2017 là 12,5 - 13,0%, UBND Thành phố quán triệt nghiêm túc quan điểm của Chính phủ, Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố về thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2017 là nhiệm vụ và trách nhiệm của tất cả các ngành, các cấp, cộng đồng DN và nhân dân.

THCL - Thực hiện mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn của TP. Hải Phòng năm 2017 là 12,5 - 13,0%, UBND Thành phố quán triệt nghiêm túc quan điểm của Chính phủ, Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố về thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2017 là nhiệm vụ và trách nhiệm của tất cả các ngành, các cấp, cộng đồng DN và nhân dân.

Năm 2016, Hải Phòng dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Giải pháp nhanh để thúc đẩy tăng trưởng

Trong 6 tháng đầu năm, các sở ngành địa phương, đơn vị trên địa bàn TP. Hải Phòng đã  tích cực triển khai thực hiện các nghị quyết của Thành ủy, HĐND, các văn bản chỉ đạo của UBND Thành phố về phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017. Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của thành phố đạt mức tăng trưởng cao hơn so với bình quân chung cả nước và so với các địa phương trọng điểm kinh tế khác. Tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), 6 tháng đầu năm, ước đạt 13,26%, cao nhất trong 10 năm gần đây.

Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng nêu rõ tại Chỉ thị số 17/CT-UBND của UBND Thành phố về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng các ngành, lĩnh vực nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2017với một số giải pháp cần thực hiện nhanh để thúc đẩy tăng trưởng năm 2017: Các sở, ngành cần triển khai thực hiện các biện pháp tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, giúp các DN đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường.

Báo cáo UBND Thành phố kết quả rà soát các dự án, DN yếu kém, thua lỗ đang tồn đọng, các dự án, DN còn vướng mắc thuộc lĩnh vực phụ trách, kiến nghị, đề xuất phương án xử lý để sớm tái khởi động, nâng cao hiệu quả các dự án, DN này trong năm 2017; tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư, hướng dẫn các nhà đầu tư tìm hiểu về chính sách ưu đãi đầu tư vào khu kinh tế, các khu công nghiệp; thực hiện định hướng thu hút đầu tư có chọn lọc, phấn đấu hoàn thành kế hoạch UBND Thành phố giao về thu hút vốn FDI năm 2017 là 2 tỷ USD;

Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp, chú trọng khuyến khích, thu hút DN đầu tư vào nông nghiệp; khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao, liên kết theo chuỗi giá trị; kịp thời điều chỉnh cơ cấu sản xuất gắn chặt với thị trường và lợi thế của thành phố; Thực hiện Quy hoạch khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao TP. Hải Phòng giai đoạn 2016 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Đối với Sở Tài chính, chủ trì, phối hợp với sở, ngành, địa phương theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình và kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 6/6 của UBND Thành phố về việc tập trung chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách thành phố năm 2017; triển khai rà soát và tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong thu chi ngân sách.

Giải pháp trung, dài hạn

Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện trên địa bàn thành phố tiếp tục chủ động hành động quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết của Thành ủy, HĐND Thành phố, các văn bản chỉ đạo của UBND Thành phố.

Duy trì ổn định kinh tế, trong đó tập chung cơ cấu lại ngành nông nghiệp, công nghiệp, hệ thống tổ chức tín dụng ngân hàng, khu vực DNNN, khu vực sự nghiệp công, thu – chi ngân sách nhà nước, cải cách thể chế, tập chung cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng xuất lao động, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho người dân và DN; mở rộng thị trường xuất khẩu và thị trường trong nước, đẩy mạnh giải ngân các nguồn vốn đầu tư công, tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tế, điều chỉnh hợp lý theo lộ trình giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý.

Phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng ngành, lĩnh vực, tận dụng phát huy kinh tế trong nước và bối cảnh kinh tế quốc tế, triển khai nhanh các giải pháp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh của các ngành chủ yếu, như: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản phục vụ xuất khẩu; công nghiệp chế biến, chế tạo nhất là công nghiệp sản xuất linh kiện điện tử; xây dựng, nhất là công trình dân sinh; dịch vụ, du lịch, cảng biển. Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn và cơ cấu lại DNNN.

Vũ Duyên

Nguồn TH&CL: http://thuonghieucongluan.com.vn/hai-phong-tap-trung-thuc-day-tang-truong-kinh-te-a41210.html