Hằng trăm ca bệnh nặng vì vi khuẩn toilet

(VTC News) – Hàng trăm ca bệnh đường ruột, gây tử vong mỗi năm do các vi khuẩn, vi trùng có trong toilet như vi khuẩn E.coli; Rota virus, vi khuẩn Shigella…

Tử vong do nhiễm khuẩn Hiện nhóm bệnh gây tử vong do nhiễm khuẩn đứng hàng đầu vẫn là các bệnh về đường tiêu hóa và các bệnh nhiễm khác. Theo số liệu thống kê của ngành y tế, tại nước ta, cứ 1 trăm trẻ dưới 2 tuổi tử vong thì có đến gần 80 ca liên quan đến các bệnh đường tiêu hóa, nhiều nhất là bệnh tiêu chảy cấp (chiếm 80%). Theo BS Hồng Vân, BV Nhi TW, mỗi năm trẻ dưới 2 tuổi có thể mắc trung bình 2 – 4 đợt tiêu chảy, thậm chí có thể lên tới trên 10 đợt. Bệnh dễ dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng, nhiễm trùng và tử vong nếu không biết cách chăm sóc và điều trị. Ghi nhận của chúng tôi, tại các Bệnh viện Nhi tại Hà Nội và TP.HCM, bệnh nhân là trẻ em bị tiêu chảy cấp tới khám và điều trị lúc nào cũng cao hơn hẳn so với các bệnh khác. Trung bình chiếm từ 10 – 15% trong số bệnh nhân tới khám, tuy nhiên, khi thời tiết thay đổi, có khi số lượng trẻ tiêu chảy nhập viện thường chiếm tới 30%. Nguy hiểm và gây tử vong “đáng sợ” hơn tiêu chảy cấp là bệnh tả. Theo BS Vân, nếu trẻ nhiễm bệnh thì sau thời kỳ ủ bệnh từ vài giờ đến 48 giờ sẽ xuất hiện triệu chứng điển hình của tả là tiêu phân lỏng xối xả với số lượng lớn, kế đến là nôn mửa diễn tiến nhanh chóng đưa đến tình trạng trụy tim mạch và tử vong (tỷ lệ tử vong 60%) nếu không điều trị không kịp thời. Trong khi đó, những ca tử vong do bệnh Tay Chân Miệng (TCM) diễn tiến nặng tại 2 BV nhi tại TP.HCM cũng thường xuyên dao động từ 5 – 12 ca sau khi qua hai thời điểm đỉnh dịch (bệnh mắc quanh năm nhưng cao điểm vào tháng 3 đến tháng 5 và tháng 9 đến tháng 11). Ca tử vong gần nhất là của một bé gái sơ sinh nhập viện trong tình trạng bệnh đã diễn tiến theo chiều hướng trở nặng. Tại khoa cấp cứu nhi, bé liên tục nóng sốt, nôn ói, uống thuốc hạ sốt không dứt, tay, chân và miệng nổi dày đặc mụn nước, mẩn đỏ kèm theo đó là triệu chứng co giật, mắt hay trợn lên. Theo các BS điều trị, trường hợp này phụ huynh lẽ ra phải đưa trẻ đến BV trước đó 2 ngày để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Vi khuẩn toilet: thủ phạm gây bệnh Theo các BS chuyên khoa nhiễm bệnh viện Nhiệt Đới TP HCM, các loại virus, vi trùng gây bệnh tiêu hóa, TCM cho trẻ em thường được thải ra qua dịch tiết, nước bọt sau khi ho, hắt hơi, xì mũi hoặc lây lan qua phân. Cơ chế lây nhiễm rất đơn giản và dễ dàng từ người này qua người khác là nguyên nhân chính khiến bệnh dễ lây lan. Đó có thể là bệnh nhân bị tiêu chảy, bệnh tiêu hóa rửa tay không sạch sau khi đi vệ sinh, tay bẩn sẽ dây lên khóa vòi nước, nút xả bồn cầu, tay nắm cửa.. sẽ là nguồn lây bệnh cho các thành viên các trong gia đình nếu dùng chung toiltet. Hoặc khi tay người lành sờ lên nắm cửa, nút xả bồn cầu hoặc vòi nước, các vi khuẩn gây bệnh sẽ lan qua và sau đó nếu dùng tay bốc thức ăn đưa vào miệng thì sẽ rất dễ dàng bị nhiễm bệnh. TS Lê Quỳnh Mai, Trưởng khoa virus Viện Vệ sinh Dịch tễ TW cho biết, mầm bệnh tập trung nhiều trong toilet nhưng hầu như những nơi ẩm thấp khác trong nhà cũng là nơi trú ngụ ưa thích của các loại vi khuẩn gây bệnh nếu không biết cách vệ sinh đúng cách. Cùng quan điểm này các chuyên gia Viện Vệ sinh y tế công cộng TPHCM cho biết, hiện nay không ít người vẫn giữ thói quen sai lầm khi cọ rửa nhà, bồn cầu toilet bằng bột giặt, thậm chí dội bồn cầu bằng nước giặt quần áo chứa bột giặt, nước xả vải. Điều này rất không nên vì không tiêu diệt được các vi khuẩn tác nhân gây bệnh. Về thói quen này, trao đổi với chúng tôi, chị Tâm, có con đang điều trị tiêu chảy tại bệnh viện Nhi Đồng 2, TP HCM cho biết “Cứ nghĩ là nhà vệ sinh được lau chùi sạch sẽ bằng bột giặt là diệt được hết vi khuẩn, có ngờ đâu vi khuẩn vẫn còn rất nhiều. Tôi chưa biết cháu nhiễm khuẩn từ đâu, cũng có thể từ chính từ toitet trong nhà mình. Ban đầu tôi rất hoang mang nhưng sau khi bác sĩ chỉ dẫn tôi mới hiểu là do thói quen vệ sinh bồn cầu không đúng cách.”. Theo ghi nhận của chúng tôi tại các bệnh viện, đây không phải là trường hợp hiếm. Không ít các bậc cha mẹ đang có con điều trị tại khoa tiêu hóa hai bệnh viện Nhi TP HCM cho biết họ đã từng ngộ nhận về tác dụng tẩy rửa và diệt khuẩn của bột giặt cho đến khi được BS chuyên khoa khuyến cáo về tác hại của thói quen này. » TP.HCM: Một bệnh nhi tử vong liên quan đến cúm A/H1N1 » Bị tố quên gạc trong cổ bệnh nhi, BV Việt Pháp nói gì? » Một bệnh nhi mắc bệnh tim hiếm gặp cần được cứu giúp » Cứu sống bệnh nhi ung thư tủy hiếm gặp » Ghép gan cho bệnh nhi 12 tháng tuổi bước đầu thành công » Ghép gan cho bệnh nhi nặng 7,1kg Nguyễn Phạm

Nguồn VTC: http://vtc.vn/321-260394/suc-khoe-gioi-tinh/hang-tram-ca-benh-nang-vi-vi-khuan-toilet.htm