Hàng trăm ngàn người dân bị đe dọa

(ĐSCT) Chưa đến mùa mưa nhưng tình trạng sạt lở ở khu vực các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã lên đến mức báo động. Theo thống kê chưa đầy đủ, khu vực đồng bằng sông Cửu Long có đến 7 điểm tại thành phố, thị xã, thị trấn đang có nguy cơ sạt lở cực kỳ nguy hiểm. Hàng trăm ngàn người dân đang đối mặt với nguy hiểm rình rập từng ngày.

QUỐC LỘ CHÌM THEO DÒNG NƯỚC Trong phút chốc, bề ngang QL91 chỉ còn 1,5m Ngày 26-3, tỉnh An Giang tiến hành thi công đường tạm đoạn sạt lở Quốc lộ 91. Dự kiến thời gian thi công 10 ngày. Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay phương tiện lưu thông từ TPHCM đến Châu Đốc và các huyện An Biên, Châu Phú, An Phú, Tân Châu thuộc tỉnh An Giang đã phải đi tỉnh lộ vô cùng khó khăn. Kể lại cho chúng tôi nghe vụ sạt lở, người dân xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, An Giang không giấu vẻ kinh hoàng. Chỉ chưa đầy một tháng, họ Hàng năm, sạt lở đều xảy ra nhưng vẫn chưa có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu chứng kiến ba vụ sạt lở làm một đoạn Quốc lộ 91 dài hơn 200m, ngang 20m trôi theo dòng sông Hậu. Ngày 27-2, một đoạn Quốc lộ 91 nằm dọc sông Hậu thuộc xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, An Giang có chiều dài hơn 60m, rộng khoảng 3m bị cuốn xuống dòng sông. Trong phút chốc vụ sạt lở đã lấn sâu vào đất liền 10m. Tận mắt chứng kiến cảnh sạt lở trên, bà Nguyễn Thị Nguyệt, bán quán giải khát, cho biết trước đó sân nhà bà có nhiều vết nứt. Bà gọi hàng xóm cảnh báo nhưng chẳng có ai tin. Tối cùng ngày, người dân tụ tập đến trước sân nhà bà Nguyệt xem vết nứt thì bất thình lình nghe tiếng động mạnh. Họ hốt hoảng nhìn phía đối diện thuộc Quốc lộ 91 từ từ chìm nghỉm. Nỗi lo lắng sạt lở càng ám ảnh người dân. Đến ngày 12-3, khu vực trên lại tiếp tục sạt lở nghiêm trọng, cuốn trôi hai căn nhà chìm trên sông Hậu. Ông Nguyễn Văn Một căn nhà bị nước cuốn trôi Hoàng, sau bao năm dành dụm xây dựng căn nhà kiên cố đành bất lực nhìn nó đổ sập xuống sông, tài sản chẳng kịp di dời. Cạnh nhà ông Hoàng, bà Hoàng Thị Bích Ly ngậm ngùi nhìn căn nhà bị “bà thủy” nuốt chửng. Sau khi sự cố xảy ra, cơ quan chức năng cùng chính quyền địa phương đã khẩn cấp di dời 15 căn nhà trong khu vực có nguy cơ sạt lở. Nhiều kế hoạch thực hiện nhằm ngăn việc sạt lở tại khu vực trên nhưng không ngăn được cơn thịnh nộ của “thủy thần”. Ngày 22-3, cả ấp Bình Tân, xã Bình Mỹ bàng hoàng chứng kiến cảnh sạt lở chưa từng thấy: chưa đầy 30 phút một đoạn hơn 60m Quốc lộ 91 chỉ còn lại 1,5m. SẠT LỞ - BÁO ĐỘNG ĐỎ! Người dân xã Bình Mỹ bàng hoàng chứng kiến vụ sạt lở Hiện nay, xung quanh khu vực sạt lở bờ sông Hậu cắt đứt Quốc lộ 91 đã xuất hiện thêm nhiều vết nứt và có thêm gần 10m đất tiếp tục rơi xuống sông. Theo Sở Tài Nguyên - Môi trường An Giang, đoạn sạt lở vừa qua dài 70m, ăn sâu vào đất liền 25m với bờ dốc dựng đứng không chỉ cắt đứt hoàn toàn một đoạn trên tuyến Quốc lộ 91. Chính quyền địa phương đang lo lắng một đoạn dài khoảng 180m (tính từ vị trí sạt lở về phía hạ nguồn) xuất hiện nhiều vết rạn nứt trên mặt đường với độ rộng từ 0,3 - 1,8cm. Tình trạng sạt lở sẽ tiếp tục xảy ra trong thời gian tới. Tỉnh đã bố trí lực lượng khẩn trương di dời 27 hộ nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở cao đến nơi ở tạm. UBND huyện Châu Phú đã quyết định tiếp tục hỗ trợ để di dời tiếp hơn 100 hộ nằm trong vùng có nhiều vết nứt xuất hiện hướng về TP.Long Xuyên và thị xã Châu Đốc. Lực lượng giao thông cho phép xe hai bánh đi qua bằng cách vòng phía sau nhà dân. Các loại xe bốn bánh, xe tải phải đi qua hai đường là lộ tẻ Tri Tôn về Châu Đốc hay qua phà Năng Gù sang Phú Tân rồi qua phà Châu Giang sang Châu Đốc và ngược lại. Theo thống kê của các cơ quan chức năng, không chỉ riêng An Giang, một số khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong tình trạng sạt lở cực kỳ nguy hiểm. Thống kê của Viện Khoa học thủy lợi miền Nam, tại đồng bằng sông Cửu Long có 1 thành phố, 2 thị xã, 4 thị trấn nằm trong tình trạng xói lở bờ mạnh. Trong đó, 5 khu vực xói lở trọng điểm là bờ sông Tiền đoạn thị trấn Tân Châu, khu vực bờ sông Vàm Nao, bờ sông Tiền đoạn Sa Đéc, bờ sông Hậu và rạch Bình Ghi đoạn biên giới Việt Nam - Campuchia, sông Cái Nai đoạn thị trấn Năm Căn - Cà Mau, sông Cái Quao, An Hóa (Bến Tre) và hàng trăm điểm sạt lở nguy hiểm khác ở khắp các tỉnh, thành. Tình trạng này sẽ còn diễn ra phức tạp trong mùa mưa lũ. Hơn 60.000 hộ dân đang bị đe dọa đến tính mạng. Hàng năm, tại đồng bằng sông Cửu Long, hàng trăm héc-ta đất bị nước cuốn trôi. Tại An Giang có 42 khu vực ven sông nằm trong vùng sạt lở. Tốc độ sạt lở từ 1 đến 10m. Có nơi như thị trấn Tân Châu và huyện Chợ Mới sạt lở sâu đến 50m. Tỉnh Đồng Tháp có 85 điểm ở 43 xã, phường, thị trấn bị sạt lở. Từ đầu năm 2010 đến nay, diện tích đất bị sạt lở đã hơn 12ha với tổng chiều dài các khu vực bị sạt lở hơn 70km. Ở Bến Tre, tình trạng sạt lở đang gia tăng tại các cồn trên sông Tiền thuộc huyện Chợ Lách. Cà Mau có ba khu vực “nóng” về sạt lở đất gồm: xã Nguyễn Huân, Tân Thuận (Đầm Dơi) và thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn. Những năm qua, sạt lở đã không ít lần gây kinh hoàng cho người dân. Nhiều nạn nhân bị nước cuốn trôi vài ngày mới tìm được thi thể.

Nguồn CA TP.HCM: http://www.congan.com.vn/?catid=681&id=51895&mod=detnews&p=